Thứ Ba, tháng 3 12, 2013
Unknown
"Trong núi vốn không có Phật, Phật ở ngay trong tâm. Nếu tâm thanh
tịnh, trí tuệ xuất hiện thì đó chính là Phật, khỏi phải tìm ở bên
ngoài..."
(Góp nhặt sỏi đá)
*
Sanh tử bức nhau, có hề hấn gì. Đó là cái Dũng của
người tự tại với sanh tử, của người đã chứng biết Phật tánh chẳng sanh
chẳng diệt, cho nên với việc sống chết, thì “kẻ trí rõ thông, nhàn mà
thôi”. 2 – Cái Dũng đứng trước cuộc đời: Trước cuộc đời, với bao
nhiêu cám dỗ, câu móc về danh lợi, địa vị, tiền tài, thái độ của Thượng
Sĩ là: * Ghé tai theo tâm viên ý mã, khó khỏi bị
danh lợi trói vùi. * Phát lửa tam muội thiêu trừ,
chứng đắc Niết Bàn sáng sạch Hoặc là: * Tham sân si
cùng đấu cùng tranh * Vô số kiếp dọc ngang chín nẻo
* Khéo chuyển y các căn hữu lậu *
Bèn chứng nhập tam muội Chân Như Hoặc là: * Trong
lòng ví không nghiêng không lệch * Mặc tình nghe ai
mắng ai khi * Đem lửa đốt trời chi nhọc sức *
Đáy mắt thầm soi xuống từ bi. Đây là cái Dũng mà đạo Phật
nói là “tám gió thổi chẳng động”. Tám thứ gió là: được và thua, danh
thơm và tiếng xấu, ca ngợi và trách mắng, hạnh phúc và đau khổ. Mạnh Tử
cũng có nói: “phú quí chẳng hề làm cho dâm loạn, nghèo nàn chẳng thể
làm cho đổi đời, uy vũ chẳng làm cho khuất phục”. Cho nên, Thượng Sĩ
là người ở trong cuộc đời mà không bị cuộc đời ràng buộc, như đóa hoa
sen trong lò lửa mà vẫn thường thanh tịnh: * Mới hay
đời có Phật nơi người * Chớ lạ sen bừng trong lửa
rực 3 – Cái dũng trước nỗi khổ của chúng sanh: Đó là cái Dũng của
người ở tại thế gian để thức tĩnh thế gian: * Chao !
Chao ! Chao ! * Ối ! Ối ! Ối ! *
Bọt trong biển cả uổng chìm nổi * Các hành vô
thường, thảy thảy không * …….. *
Tỉnh ! Tỉnh! Thức ! * Thức ! Tỉnh ! Tỉnh ! *
Đạp đất bốn bể chớ lệch nghiêng * Nơi đây
có kẻ nào tin được * Trên đỉnh Tỳ Lô bước bước yên
Đó là cái Dũng của tâm từ bi, trách nhiệm với chúng sanh: *
Biếng lên nẻo thánh siêu vòng bụi * Lỡ hẹn
trời người, uế trược căn Đó là cái Dũng của người ở trong cuộc đời để
cứu giúp người mà chẳng nhiễm ô bởi cuộc đời: * Mãnh
hổ chẳng tiếc gì mồi ngon * Ngọc sáng nào ngại chi
sóng gió * Sắc chánh chẳng xá gì xanh đỏ 4 – Cái
Dũng trong bổn phận công dân: Như ta đã biết, Thượng Sĩ Tuệ Trung là
anh ruột của Trần Hưng Đạo, ông đã trực tiếp đóng góp vào cuộc chiến
đấu hai lần đánh chiếm cuộc xâm lược Nguyên Mông, và đã giúp đời Trần
tạo dựng nên một thời đại đạt đến đỉnh cao về mọi mặt văn hóa, xã hội,
kinh tế, quân sự không thua kém bất kỳ nước nào trên thế giới vào thời
ấy.
Về
già ông lại xin đi khẩn hoang lập ấp góp phần cho dân giàu nước mạnh.
Nếu không thấm nhuần xâu xa Phật pháp thì không thể nào luôn luôn thoải
mái, tràn đầy năng lực, luôn luôn tích cực trong mọi tình huống của
đời sống như thế: * Trong lò hồng rực rỡ một bông
sen * Mất ý khí lại đầy thêm ý khí *
Được an tiện mặc tình ta an tiện. Đó là những đặc điểm của cái Dũng
đạo Phật nơi Thượng Sĩ Tuệ Trung. Mặc dầu sống cách những Trần Thái
Tông, Thượng Sĩ Tuệ Trung, Trần Nhân Tộng … hơn 700 năm, ai trong chúng
ta cũng có thể có những bài học từ cuộc đời của những vị ấy, những con
người mà Phật pháp đã thấm nhuần để thành xương da và máu thịt, những
con người đã sống đúng thực Phật pháp và tung rải nó ra thành sức sống
của dân tộc. Với những vị đó, đạo Phật không phải là cái gì viễn vông,
chỉ nằm trong ý niệm, trong sách vở mà là hiện thực, cụ thể là hiển
nhiển như chính cuộc đời Đối tượng của thiền quán là Sắc pháp và Tâm
pháp hay thân thể và tâm thức. Sắc pháp là những pháp thuộc về vật lý,
bao gồm các thể tính không biểu hiện cụ thể, cho đến các hình sắc, âm
thanh, mùi vị,… mà các quan năng có thể nhận thức được. Tất cả những
Sắc pháp như thế, đều có thể là đối tượng của thiền quán. Tâm pháp là
những pháp thuộc về tâm lý hay tâm thức. Cảm giác, tri giác, ý chí, tư
niệm; hiểu biết, phân biệt… đều là những thành phần của tâm pháp, hay
tâm thức. Tất cả những yếu tố của Tâm pháp như thế, đều có thể là đối
tượng của thiền quán. Thiền là phương pháp làm cho tâm ngưng lắng hết
thảy mọi thứ phiền não. Và Quán là nhìn sâu vào trong lòng của đối
tượng để nhận rõ tác nhân, tác duyên, bản chất cũng như tác dụng của
chúng. Ở kinh Bốn Lĩnh Vực Quán Niệm này, đức Phật dạy bốn phương pháp
thiền tập: Phương pháp thứ nhất: Quán niệm về thân thể. Thực tập theo
phương pháp này, hành giả phải thấy rõ và làm chủ mọi động tác của
thân thể. Phải biết một cách đích thực những gì đang diễn ra ở nội và
ngoại cơ thể qua các hình thái đi, đứng, nằm, ngồi, co, duỗi, các yếu
tố hình thành và các trạng thái hủy diệt của cơ thể. Phương pháp thứ
hai: Quán niệm về các cảm giác.
Thực
tập theo phương pháp này, hành giả sử dụng mọi cảm giác làm đối tượng
quán niệm. Tức là hành giả không đồng tình theo cảm giác dễ chịu, và
cũng không đối kháng lại với cảm giác khó chịu, hoặc không để ý thức
quán niệm bị quên lãng giữa những cảm giác không phải dễ chịu mà cũng
không khó chịu. Trái lại, hành giả chỉ đưa ý thức tỉnh giác đi kèm và
có mặt một cách đích thực trong các cảm giác ấy, để nhận rõ tính chất
như thật của chúng. Cảm giác có thể có mặt từ nơi tâm, hoặc từ nơi
thân, nhưng dù nó có mặt từ đâu đi nữa, thì hành giả thực tập theo
phương pháp này, phải đưa ý thức tỉnh giác đi kèm và có mặt một cách
đích thực trong các cảm giác ấy, để mọi hạt giống tham ái, sân hận và
si mê trong tâm thức của hành giả không có cơ hội tùy sinh và biểu hiện
lên trên mặt ý thức. Phương pháp thứ ba: Quán niệm về tâm ý. Thực
tập phương pháp này, hành giả sử dụng các yếu tố tạo nên tâm ý, làm đối
tượng quán niệm. Khi các yếu tố như tham, sân, si… có mặt nơi tâm ý,
thì hành giả đưa ý thức tỉnh giác, ý thức chánh niệm đi kèm và có mặt
một cách đích thực ở trong các yếu tố tạo nên tâm ý xấu ấy, để nhận rõ
sự có mặt và tính chất nguy hại của chúng. Do hành giả có ý thức chánh
niệm như vậy, nên các yếu tố tạo nên tâm ý xấu ấy, không thể nào tiếp
tục hiện hữu và phát triển một cách tự do trên mặt ý thức, và đương
nhiên, chúng sẽ bị hạn chế, bị dừng lại và tự khử diệt. Khi các yếu tố
tốt đẹp như vô tham, vô sân, vô si, tàm, quý… có mặt nơi tâm ý, thì
hành giả đưa ý thức tỉnh giác, ý thức chánh niệm đi kèm và có mặt một
cách đích thực trong các yếu tố tạo nên tâm ý cao thượng, tốt đẹp ấy,
để nhận rõ sự có mặt và tính chất an toàn của chúng, nhằm nuôi dưỡng và
thăng tiến chúng trên mọi hoạt động của ý thức, và lẽ đương nhiên,
chúng sẽ được biểu hiện ra trong mọi sinh hoạt hằng ngày, tạo nên những
chất liệu tươi mát và an ổn trong cuộc sống.
Phương
pháp thứ bốn: Quán niệm về pháp. Thực tập phương pháp này, hành giả
có thể sử dụng các pháp thuộc về nhân duyên như năm uẩn, mười hai xứ,
mười tám giới làm đối tượng để quán niệm. Hoặc có thể sử dụng các pháp
thuộc về năm sự che khuất ở nơi tâm thức làm đối tượng quán niệm. Hoặc
có thể sử dụng các pháp thuộc về giác ngộ hoặc giải thoát đang có mặt
nơi tâm thức, như Bảy yếu tố giác ngộ, hay Bốn thánh đế làm đối tượng
quán niệm. Nhờ thực tập quán niệm các pháp thuộc về nhân duyên hoặc
các pháp thuộc về vô lậu, mà các tham dục, sân hận, si mê, chấp ngã…
đều bị đoạn tận, các thiện pháp vô lậu phát sinh và lớn mạnh, biểu lộ
trọn vẹn trong mọi hình thái sinh hoạt hằng ngày. Bốn phương pháp thực
tập này, là căn bản của hết thảy mọi pháp môn thuộc về thiền quán.
Không có hành giả Thiền tông nào mà không khởi hành đầu tiên bằng bốn
phương pháp này. Thực tập bốn phương pháp này trong đời sống hằng
ngày, qua mọi động tác của thân thể, qua các cảm thọ, các tri giác, các
tư niệm, qua sự tiếp xúc của các căn, trần và thức từ nội pháp, đến
ngoại pháp, từ tục đế đến chân đế, là hành giả đang đi trên Thánh đạo,
đang tiến dần đến đời sống giải thoát, an lạc và có thể đạt được
Niết-bàn ngay trong đời sống hiện tại. Bởi vậy, đức Phật dạy: “Có một
con đường đưa chúng sanh đến thanh tịnh, vượt qua sự lo lắng, sợ hãi,
diệt trừ khổ não, chấm dứt khóc than, thành đạt Chánh pháp, đó là Bốn
lãnh vực quán niệm.” Đức Phật còn dạy: “Nếu thực tập bốn phương pháp
này với tâm ý tha thiết, thuần nhất, thì buổi sáng thực tập, buổi chiều
đã đạt được sự thăng tiến, hoặc buổi chiều bắt đầu thực tập, thì sáng
mai đã đạt được sự thăng tiến.” Trong lịch sử Việt Nam, thời Trần có lẽ
là một điểm vàng son rực rỡ nhất của Phật giáo. Thiền thời Trần như
một suối nguồn tươi mát, làm nở hoa tất cả mọi mặt của đời sống. Phải
chăng sức sống của thiền đã ảnh hưởng đến tâm linh con người. Phải
chăng thiền đã có một sự mầu nhiệm nào đó với cuộc sống. Chúng ta thử
tìm hiểu vài nét tiêu biểu về thiền thời Trần – một lối thiền được xem
là đặc sắc của Việt Nam. Lịch sử đã công nhận thời Trần (TK XIII) là
thời đại cực thịnh, một thời của văn hóa đạo đức, kinh tế, chính trị,
nhân tâm cũng như tâm linh, đặc biệt là thiền đều đạt đến đỉnh cao.
Trước thời Trần có các thiền phái nhập vào Việt Nam như thiền phái
Tỳ-ni-đa-lưu-chi năm (580 TL), thiền phái Vô Ngôn Thông (820 TL), thiền
phái Thảo Đường (1069 TL) và phái Lâm Tế (1218 TL). Như vậy, thiền đã
có nhiều màu sắc khác nhau. Đó là tiền đề cho sự chắt lọc và xuất hiện
một thiền phái thời Trần, mang tinh thần phóng khoáng về nhiều mặt. Các
vị vua Trần đã liễu ngộ Phật lý ngay từ lúc còn ngồi trên ngai vàng.
Khi
hoàn tất trọng trách với dân với nước, các vị chẳng tham đắm phú quý,
mà tự nguyện xuất gia để sống đời giải thoát. 1. Tinh Thần Học Thiền:
Trong bài tựa Thiền Tông Chỉ Nam cho biết: “Vua đã để tâm vào giáo lý
đạo Phật, tham cứu thiền tông, hết lòng tìm thầy, dốc lòng mộ đạo”. Vua
Trần Thái Tông đã mến mộ thiền học từ thưở còn nhỏ, tuy muốn xuất gia
nhưng không được nên vua luôn ôm ấp hoài bão chí nguyện xuất trần của
mình. Ngọn lửa tâm linh luôn sáng ngời trong tâm khảm cho đến một hôm
nhân đọc kinh Kim Cang tới câu “Ưng vô sở trụ, nhi sinh kỳ tâm” liền
hoát nhiên tỉnh ngộ rồi viết cuốn Thiền Tông Chỉ Nam. Vua Trần Thái
Tông còn nói lại sự tinh tấn trong bài tựa Thiền Tông Chỉ Nam: “Trong
vòng 10 năm, mỗi khi việc nước rảnh rỗi, Trẫm lại họp các bậc kỳ đức để
tham thiền học đạo. Các kinh điển của đạo giáo không kinh nào là không
nghiên cứu đến”. Sự nỗ lực học Phật cũng như học ngoại điển của vua còn
được thuật lại: “Tuy một ngày trăm việc cũng nhân lúc rảnh rang, chăm
công việc tiếc thì giờ học càng thăng tiến. Một chữ Đinh lo chưa biết
đến, đêm canh hai còn gắng tìm xem, đã đọc sách Nho, lại xem kinh Phật”.
Vua Trần Nhân Tông cũng là người hiếu học, mến mộ đạo Phật, có tinh
thần nhiệt huyết trên con đường tâm linh. Một ngày kia khi nghe câu nói
của Tuệ Trung Thượng Sỹ bỗng nhận được con đường vào Đạo như lời ông
nói dưới đây: “Tôi biết môn phong của Thượng Sỹ cao ngất, ngày kia tôi
hỏi Ngài về nguồn gốc của Tông chỉ thiền. Thượng Sỹ dạy: “Phản quan tự
kỷ bổn phận sự, bất tùng tha đắc.” Tôi bỗng nhận được con đường vào,
bèn kính thờ Ngài làm thầy”. Pháp Loa là đệ tử của Trần Nhân Tông,
cũng là người có thiện duyên với Phật pháp từ sớm, nhiệt thành với con
đường học đạo, luôn luôn học hỏi Phật pháp từ các vị Hòa thượng nhưng
vẫn chưa thông. Nhân đọc kinh Lăng Nghiêm đến đoạn: “Thất xứ trưng tâm,
hậu khách trần dụ” (Bảy lần trình bày tâm, cuối cùng đến ví dụ khách
trần), Sư nghiệm giây lâu bỗng được thể nhập.
Nhưng
sự thể nhập đó vẫn chưa khai thông rốt ráo và tiếp tục nhờ nghe lời
dạy của Trần Nhân Tông mà nỗ lực thiền quán đến nửa đêm, nhân thấy hoa
đèn rơi mà hoát nhiên đại ngộ. Sự học thiền của Pháp Loa còn tha thiết
hơn nữa, dũng mãnh hơn nữa như lời Ngài phát nguyện: “Chư Phật và
Bồ-tát có những hạnh nguyện gì, con đều tha thiết học hỏi và làm theo
dù chúng sinh có khen ngợi hay khinh chê, dù bố thí hay xâm đoạt, thì
khi gặp mặt hay nghe tên đều xin cứu độ cho tất cả được lên bờ giác”.
Cuộc đời phụng sự Đạo pháp của Pháp Loa cho ta thấy lời phát nguyện học
Phật đó là đúng. Trước kia, Tuệ Trung Thượng Sỹ cũng là một người uyên
thâm sở học về tất cả kinh Phật cũng như ngoại điển, sau này Huyền
Quang cũng là người có học vấn cao chuyên tâm nghiên cứu Phật lý. 2.
Tìm Lại Chính Mình: Học thiền, học đạo trước tiên là học kinh điển.
Kinh điển như ngón tay chỉ mặt trăng, giúp cho người học thiền thấy
được sự thật. Nhưng thực chất của thiền học chính là công việc tìm lại
chính mình. Sự cần thiết của người trí là tìm lại bản tâm mình. Sự an
ổn rốt ráo chỉ khi nào mình hiểu được chính mình, không thể tìm được
Phật bất cứ nơi đâu mà chính là ở trong tâm mình. Khi Trần Thái Tông
cảm nhận sự đời oan nghiệt muốn bỏ lên núi tu, gặp sư Viên Chứng bảo
“Trong núi vốn không có Phật, Phật ở ngay trong tâm. Nếu tâm thanh
tịnh, trí tuệ xuất hiện thì đó chính là Phật, khỏi phải tìm ở bên
ngoài”. Và sau này khi Thái Tông ngộ đạo đã nói: “Nào biết Bồ-đề giác
tính ai nấy viên thành; hay đâu Bát-nhã thuận căn, người người đầy đủ.
Nếu biết chiếu rọi ánh sáng trở lại thì sẽ thấy tính mà thành Phật”.
Trên con đường trở về với chân lý giải thoát, con người phải biết dừng
lại các vọng tưởng tham cầu bên ngoài, phải lắng lòng thì an lạc mới
xuất hiện, như Trần Nhân Tông nói: “Trong nhà sẵn ngọc thôi tìm kiếm
Lắng lòng đối cảnh hỏi chi thiền”. Trong bài : Cư Trần Lạc Đạo Phú,
Trần Nhân Tông viết: “Bụt ở cuông nhà Chẳng phải tìm xa Nhân khuẩy
bổn Nên ta tìm Bụt Đến cốc hay Chỉn Bụt là ta”. 3. Không Hướng Bên
Ngoài: Nếu quay ra bên ngoài mà tìm cầu hạnh phúc cũng như hươu khát
đuổi bóng nước. Sự đời luôn biến đổi, ngược lại tâm thức thì muốn cố
giữ, do đó con người thường bị đau khổ. Chính vì hiểu được sự vô thường
và mộng huyễn của vạn pháp mà khi còn trên ngai vàng vua Trần Thái Tông
tuyên bố: “Ta trút bỏ ngai vàng như trút bỏ chiếc giày rách”. Hạnh
phúc và lạc thú có thể tìm được bên ngoài nhưng an lạc thật sự xuất
hiện chỉ khi con người dừng lại dòng hướng ngoại. Hạnh phúc bên ngoài
đến và đi, đằng sau nó là sự tiếc nuối và đau khổ. Chỉ khi nào con
người dám coi khinh tất cả, từ bỏ tất cả mới mong có được nguồn an ổn.
Nhưng trái tim phải cháy bỏng lên tình yêu chân phúc, phải say cuồng vô
ngã.
Vua
Trần Thái Tông đã nằm trên tột cùng danh vị, đã nếm đủ ngọt bùi cay
đắng, đã một lòng vì dân vì nước, cuối cùng xác định giá trị đích thực
của cuộc đời. “Chuộng công danh, lòng nhân ngã, thực ấy phàm phu Duy
đạo đức, đời thanh tâm, định nên thánh trí”. Về điểm này, Tuệ Trung
Thượng Sĩ cũng khuyên răn các bậc đồng tu ngó thời gian vụt trôi mà lo
tiến vào nẻo đạo để khỏi bị vùi dập chốn trường đời danh lợi, tình ái
ràng buộc, nhận ra cái chân thật muôn đời mà tự lâu không biết; mau mau
thức tỉnh kẻo uổng một kiếp người: “Thời tiết xoay vần xuân đến thu
Cái già xồng xộc đã lên đầu Giàu sang ngó lại trơ tràng mộng Năm
tháng mang theo chất hộc sầu Nẻo khổ: vành xe lăn lóc khắp Sông yên:
bọt nước mất còn đâu Trường đời ví chẳng sờ lên mũi Ngàn thuở nhân
duyên chỉ bóng màu”. (Trúc Thiên dịch) 4. Thể Nhập Thiền: Rốt ráo
của người tu thiền là hoàn toàn thoát khỏi ngã chấp và pháp chấp; thoát
khỏi mọi ràng buộc của thân và tâm. Duy chỉ có người thực sự thể nhập
thiền mới hiểu được. Người chưa thể nhập thì cứ băn khoăn tìm kiếm và
hỏi mãi. Chỉ khi nào tâm dừng lại thì mọi vật mới thức tỉnh trong sáng:
“Ai hay mây cuốn trời quang tạnh Hiện rõ chân trời dáng núi cao”.
Tuệ Trung Thượng Sĩ Trần Thái Tông nói: “Ai không niệm, người ấy không
sanh”. Và Ngài nói: “Tồn tại mà không biết đó mới là Phật sống vậy”.
Như vậy thiền không có ý chọn một thái độ, một tư thế thiền. Tâm có ý
thức hay không có ý thức sẽ không được dự phần trong thiền. Xưa có
người hỏi Tuệ Trung Thượng Sĩ: “Thế nào là đạo?”. Thượng Sĩ đáp: “Đạo
không có trong câu hỏi, câu hỏi không có trong đạo”. Câu hỏi được đặt
ra, vấn đề được đặt ra là do trong lòng của chúng ta lo âu quá đổi.
Chúng ta thường chạy khắp phương nguồn, xứ sở để tìm đường giải thoát,
chính cuộc chạy lăng xăng ấy mà chúng ta gọi là tìm đạo. Sự thật đối
với người khi tâm mình đã dừng lại và thức tỉnh trong sáng thì tất cả
không thành vấn đề gì nữa.
“Tâm mà sanh chừ sanh tử sanh
Tâm mà diệt
chừ sanh tử diệt
Sanh tử xưa nay vốn tánh không
Thân hư dối này rồi
cũng diệt.
Lửa phỏng nước sôi thoắt mất liền
Núi kiếm rừng đao chốc
gãy hết
Thanh Văn ngồi thiền ta không ngồi
Bồ-tát nói pháp ta nói
thực
Chết là chết dối, sanh dối sanh
Bốn đại vốn không nương đâu dậy
Chớ như hươu khát đuổi bóng nước
Nắm Đông bắt Tây không ngớt chạy
Pháp thân không lại cũng không qua
Chân tánh chẳng phải cũng chẳng
quấy
Đến nhà thôi chớ hỏi đường chi
Thấy nguyệt tìm gì ngón tay ấy
Kẻ ngu sống chết chẳng lo âu
Người trí rõ thông nhàn thôi vậy”.
Tuệ
Trung Thượng Sĩ Vấn đề khổ đau hạnh phúc, sanh tử Niết-bàn chỉ là vòng
nhị nguyên đối đãi. Thoát khỏi những ý niệm về nó tức được tự tại, lúc
đó không cần phải tu phải chứng gì nữa. Trần Thái Tông nói trong bài
Niệm Phật Luận: “Tâm tức Phật rồi, không cần tu thêm gì nữa”. Cái
thường tịch tĩnh không ta không người, sống một cách hồn nhiên, tùng
tâm cảm hóa theo ngoại cảnh như Trần Nhân Tông: “Bồ liễu hoa dày chim
hót thưa Bóng thiền nhà vẽ cụm mây đưa Khách sang chẳng hỏi điều nhân
thế Chỉ tựa lan can ngắm núi trời”.
Không
lui về quá khứ, không tưởng đến tương lai, không tơ tóc vướng bận
trong đương tại. Chỉ có tác động hồn nhiên, sống hồn nhiên, giản dị duy
nhất trong hiện tại mà thôi: “Áo rách che mây, sáng ăn cháo Bình xưa
trăng tưới, tối nấu trà”. Thiền lặng lẽ nhưng không bất động, vô
niệm. Lặng lẽ mà tỉnh giác thường xuyên như thiền sư Viên Chứng nói với
Trần Thái Tông: “Tỉnh lặng mà biết tức là Phật thật”. 5. Thiền Với
Cuộc Sống: Nếu thiền xa lìa cuộc sống thì đó chỉ là huyễn tưởng; dẫu
sao con người vẫn bước hai chân trên mặt đất. Như vậy thiền thực sự
phải chính là cuộc sống này, thiền nảy hoa trong cuộc sống. Thiền là ý
nghĩa đích thực của cuộc đời, của sự sống hằng ngày: “Đi cùng thiền
Ngồi cùng thiền Ở giữa lò hồng một đóa sen”. Trần Thái Tông Chính vì
thế thiền được phổ biến và ưa khắp từ vua quan đến dân thời Trần. Đầu
não trung ương học thiền, hành thiền, luôn tỉnh táo dìu dắt đất nước
vững mạnh trong sáng, nhân dân nhờ vậy được thái bình thịnh vượng.
Thượng Sĩ nói: “Còn điên đảo là còn vọng kiến, khác nào đem lưới lên
núi mà bắt cá. Tìm Chân như mà dứt vọng niệm, khác nào hét to để dứt
tiếng vang. Bỏ phiền não mà lấy Niết bàn, như ra ngoài nắng để đón
bóng”. Chỉ cần tâm thanh tịnh thì thế giới sẽ thanh tịnh. Kinh Viên
Giác nói: “Tất cả đều là thật tướng, thật tánh thanh tịnh”. Trong kinh
Lăng Già nói: “Lìa sanh diệt của thế gian, như hoa đốm giữa hư không.
Trí không chấp có, không, mà chứng tâm đại bi”. Trần Thái Tông nói
rằng: “Trong hang quỷ chính là lâu đài Di Lặc, chốn tối đen chính là
cảnh giới Phổ Hiền…”. Chính nhờ thể nhập thiền, chính nhờ tự ngã đã
mất cho nên tình thương vô ngã vị tha xuất hiện. Thiền là nguồn năng
lượng lớn trong việc thực hiện thành công hoàn toàn trong mối giao tiếp
- đoàn kết của nhân dân. Có thể không trực tiếp nhưng nhờ tinh thần ấy
dân tộc Việt Nam mới mấy lần thắng giặc ngoại xâm Nguyên Mông.
Các
vị vua quan thời Trần đã thâm hiểu Phật lý, đã áp dụng Phật pháp vào
cuộc sống với tinh thần không vụ lợi cho nên nâng đất nước lên thái
bình thịnh vượng, xứng tầm huy hoàng nhất trong lịch sử Việt Nam. Khi
xong trọng trách, dù ngồi trên phú quý vinh hoa, các Ngài vẫn không
tham đắm thọ hưởng, lại còn tuyên bố: “Ta có thể trút bỏ ngai vàng như
trút bỏ đôi dép rách”. Đó là sự thực minh chứng cho Trần Thái Tông mấy
lần bỏ cung điện mà vào trong núi. Còn Trần Nhân Tông khi đang trong
triều chính, bận trăm công ngàn việc vẫn thanh nhàn như tại ngoại, hòa
với thiên nhiên: “Đèn song chếch bóng sách đầy giường Đêm vắng sân thu
lác đác sương Thức dậy tiếng chày đâu chẳng biết Trên cành hoa quế
nguyệt lồng gương”. Sau khi xuất gia thì sống đời thanh đạm: “Ăn rau,
ăn trái, mộng chẳng hiềm đắng Vận giấy, vận sồi, thân ngại chi đen
bạc”. Dù trước khi xuất gia hay sau khi xuất gia, tư tưởng thiền của
các Ngài là hành động. Hành động vẫn gắn liền với cuộc sống sinh hoạt
hằng ngày. Thánh Tông vừa dự tiệc yến vừa bàn đạo thiền; Tuệ Trung
Thượng Sĩ thì “Hòa ánh sáng của mình vào trong cuộc đời bụi bặm”. Còn
Nhân Tông thì “Cư Trần Lạc Đạo” một cách ung dung: “Ở đời vui đạo cứ
tùy duyên Đói đến thì ăn mệt ngủ liền Trong nhà có báu thôi tìm kiếm
Đối cảnh không tâm chẳng hỏi thiền”. Thiền sư Huyền Quang thì có cuộc
sống thực tại mầu nhiệm. Thiền trong Ngài như ngọn gió thổi vào khi để
mặt cửa mở; hồn nhiên, vô tư lự: “Người ở trên lầu hoa dưới sân Vô ưu
ngồi ngắm khói trầm xông Hồn nhiên người với hoa vô biệt Một đóa hoa
vừa mới nở tung”. (Nguyễn Lang dịch) Nhập vào thiên nhiên, hòa với
sông nước mùa thu, thưởng thức cảnh đẹp, thật là tuyệt diệu: “Mênh mông
theo gió con thuyền nhỏ Thu sáng ngời xanh bóng nước cây Tiếng sáo
thân chài lau lách vọng Trăng lặn lòng sông sương trắng đầy”. (Nguyễn
Lang dịch) Khi buông xả hoàn toàn, con người mới trọn vẹn niềm lâng
lâng khi thưởng thức: “Mưa lạnh khe núi tỉnh Ngủ mát dưới rừng thông
Nhìn lại cõi nhân thế Mở mắt vẫn say nồng”. 6. Dạy Đạo Thiền: Có lẽ
điểm nổi bật hơn cả của thiền thời Trần là có sự dạy và sự học; khác
với các phái thiền cực đoan trước kia cho rằng thiền không thể dạy.
Thực ra chân lý tuyệt đối – thiền không thể nào diễn tả cho ai hiểu
được, nhưng nó vẫn được, nếu xem nó như phương tiện dẫn nhập người học
thiền vào đạo.
Đứng
trên quan niệm này các thiền sư thời Trần đã dùng nhiều cách như viết
sách, làm thơ, hỏi đáp hay la hét để dẫn dạy đồ chúng. Trần Thái Tông
nói rõ: “Những ai có mắt tinh đời, hãy sớm hồi tâm xem lại, cất mình
vượt khỏi hang sống chết, dang tay xé toạc lưới ái ân. Chẳng nề trai
gái, ai cũng tu, bất luận trí ngu đều có phần cả”. Trong Thiền Tông Chỉ
Nam có viết: “Tấm lòng chư Phật, ở cả trong này sao không in thành
sách, để chỉ dạy cho bậc hậu học?”. Cái thể của thiền thì không ai có
thể chưa đến mà biết nhưng cũng có thể đem ra nói cho người khác hiểu
được một phần nào của cái tướng thiền. Trần Thái Tông nói bài kệ nhắc
nhở mọi người thiết tha tu học: “Dụng của chân tâm Tỉnh tỉnh lặng
lặng Không đi không đến Không thêm không bớt Nay vì anh biện Rành
rẽ rõ ràng”. Người tu thiền nhiều lúc cũng bị bế tắc, mịt mù, lúc đó
chỉ cần có thầy khai điểm thì có thể vào được. Bài thơ của Tuệ Trung
Thượng Sĩ nói lên điều đó:
“Mịt mù học giả hướng nào dong
Gạch ngói
mài chỉ uổng phí công
Thôi chớ cửa người nương tựa nữa
Anh xuân một
điểm khắp trời bông”. ( Trúc Thiên dịch)
Thiền còn dạy trực tiếp qua
vấn đáp từ thầy với trò như câu chuyện sau đây của Trần Nhân Tông với đệ
tử: Có vị tăng hỏi: - Thế nào là Phật? Ngài đáp: - Nhận đến như
xưa lại chẳng phải. Tăng hỏi: - Thế nào là Pháp? Ngài đáp: - Nhận
đến như xưa lại chẳng phải. Tăng hỏi: - Rốt ráo thế nào? Ngài đáp:
Chữ bát mở toang giao phó hết Còn đâu việc nữa đáng truyền anh.
Có
lúc Điều Ngự Giác Hoàng tức Trần Nhân Tông dùng cả thủ thuật đánh và
hét đối với đệ tử. Như câu hỏi: “Thế nào là một việc hướng thượng” của
đệ tử và cuối cùng là đệ tử nhận gậy được hét và lui ra (câu chuyện
trong Thánh Đăng Lục) Trần Nhân Tông khi đã làm tổ thứ nhất của thiền
Trúc Lâm, Ngài đi khắp nơi dạy dân lành đập phá các “Dâm Từ” và thọ trì
Ngũ Giới, thực hành Thập Thiện. Pháp Loa – đệ tử đầu của Giác Hoàng
Điều Ngự thì cả đời tận tụy xây chùa, đúc tượng, khắc bản in kinh sách,
thống kê Tăng tịch … Như vậy, thiền thời Trần dung hòa được Chân đế và
Tục đế. Điều đó thể hiện rõ qua cuộc đời các vị thiền sư. Tuy vừa cố
vấn triều chính nhưng vừa tham thiền học đạo không đắm trước công danh
phú quí mà ngược lại buông bỏ một cách dễ dàng. Các vị áp dụng thiền
vào cuộc sống, thâm nhập được thực tại thiền. Các thiền sư vận dụng
điểm đầu tiên của thiền cũng là điểm cuối – phương tiện và cứu cánh là
một. Thiền thời Trần vừa siêu thoát tiêu diêu, vừa thâm nhập vào cuộc
sống thực tế. Nhờ thế vua quan sáng suốt, nhân dân tin yêu đoàn kết,
đất nước thái bình thịnh vượng.
0 Kommentare:
Đăng nhận xét