"Thằng bé vất đao xuống,
nó nhảy bổ lên ôm chặt vào cổ ta, nó cắn vào cổ ta mà lệ tràn xuống đôi
má nó! Ta ôm con vào nhà, bình minh đã sáng từ lúc nào..."
Vào
khoảng thời gian hai mươi năm sau Đức Bổn Sư Thích
Ca Mâu Ni nhập diệt, Từ thành Tỳ-Xá-Ly hướng về phía
Bắc Thành Ca-Tỳ-La-Vệ. Có một đoàn Tăng lữ gồm 17 vị,
họ bước những bước chân nhịp nhàng và đều đặn, tuy
không phát ra tiếng động của nhiều bàn chân cùng nện
xuống mặt đất bột khô dưới sức nóng của mùa hè oi
bức, nhưng không sao tránh khỏi lớp bụi bủn tung tỏa
dưới sức dẫm của 34 cái bàn chân, tạo nên một đám
mây cuồn cuộn; từ xa, tưởng chừng như các tiên nhân
vừa từ trên không đằng vân vừa đáp xuống. Mây bụi
vẫn cuộn trôi về phía sau lưng của họ, mặt trời càng
rực đỏ và nghiêng hẳn về hướng tây, đến ngã rẽ,
trước mặt họ là rừng cây khô trụi lá, một con quạ cô
đơn ngoác mỏ kêu: Quạ! Quạ! Quạ!
Đoàn Tăng lữ bỗng dừng
bước! Vị Tăng uy nghi đi dẫn đầu ngước mặt nhìn đăm đăm vào con quạ! 16
vị đi sau cũng im lặng nhìn theo, họ đều bất động!??..
20 phút! 30 phút! 45
phút! Con quạ cũng yên lặng nhìn vị Tăng! Chốc, chốc lại nghiêng nghiêng
cái đầu in tuồng như nó vừa lắng nghe vừa dò xét, vừa hỏi gì gì đó!?
Một giờ trôi qua! Con
quạ chớp đôi cánh kêu lên giọng mừng rỡ: Quá! Quá! Quá! Rồi nó bay liệng
một vòng sà xuống nhìn vị Tăng uy nghi. Quá! Quá! Có lẽ nó chào!Và nó
bay thẳng vào rừng cây khô! Vị Tăng mỉm cười! Nhưng ngược lại, đôi mắt
Ngài đượm nét u buồn??.
Họ là ai? Thì ra, Vị
Tăng uy nghi nầy chính là Xà-Dạ-Đa Tôn Giả.
Tôn-Giả là người đã
chứng đắc quả vị A-La-Hớn, Tôn-Giả Xà-Dạ-Đa Ngài thường đem theo 16 vị
đồ đệ, hành hóa khắp nơi để thuyết pháp và cứu độ chúng sanh, ai có
duyên gặp được Tôn-Giả đều thọ nhận được những pháp lạc nhiệm mầu giải
thoát các khổ nạn.
Tôn Giả không nói suông,
mà Ngài đích thân săn sóc, chỉ dạy thuần thục các phương pháp phải tu
như thế nào để công đức kết quả tối thắng và nhờ đó tiêu trừ các ác báo
ác quả của nhiều tiền kiếp và sớm đoạn mối dây nhân quả luân hồi, thoát
ly sanh tử.
Sau khi con quạ đã bay
mất hút qua khỏi rừng cây khô, thì một trong trong các vị đệ-tử đã kính
lễ bạch rằng:
Kính bạch Sư Phụ: Do
nhân duyên gì, mà Sư Phụ đã đứng khá lâu và mãi im lặng nhìn con Quạ như
vậy? Tại sao con Quạ ấy nó không bay đi mà nó cũng nhìn mãi vào Sư Phụ,
chúng con vô cùng ngỡ ngàng và nghi hoặc! Chúng con thấy như là Sư Phụ
và con Chim Quạ trao đổi, tỏ bày gì gì đó với nhau vậy! Câu chuyện trước
mắt chúng com hôm nay, không biết Sư Phụ có thể giải bày chỉ dạy cho
chúng con hay không? Chúng con kính lễ sám hối những lời hỏi và lòng
nghi hỏi, mong Sư Phụ từ bi cho chúng con sáng tỏ. Tôn Giả Xà-Dạ-Đa hiền
hòa nói:
- Chúng ta phải đi
nhanh và làm một việc, khi đến thạch thành nghỉ ngơi Sư Phụ sẽ giải bày
cho các con hiểu.
Thế là thầy trò 17 vị,
Họ bước nhanh theo hướng bay của con chim Quạ khi đã rời khỏi họ, qua
khỏi bên kia rừng cây khô. Ở ven rừng bên đó cây lá đã có màu sắc của
rừng cây. Tôn-Giả hướng dẫn các đệ tử đến một cây có nhiều màu lá vàng,
trên một chạc cây nhiều nhánh trông thấy có một ổ chim…
Tất cả các đệ tử đều
cùng gợi lên một cảm giác “rúng động” len nhẹ vào lưng của họ! Họ như có
một động thức tiên tri về cái ổ chim ấy (?).
Tôn-giả lặng lẽ vươn
dài cánh tay thần biến hơn trượng, bưng cả ổ chim từ trên chạc cây cao
xuống đặt xuống đất? Một xác chết con chim Quạ! Tất cả đệ tử như biết
phải làm gì! Yên lặng! Nhất tâm! và cầu nguyện!.
Tôn Giả nói nhỏ: Các
con đi hốt lá khô và ít củi để hỏa thiêu nó! Hoàn tất! Thầy trò Tôn giả
quay về hướng Bắc lẳng lặng bước đều, trên lộ trình xuôi ngược 10 dặm đó,
chẳng gặp một bóng bộ hành. Một đệ tử reo lên: Thạch Thành đã thấy phía
trước rồi đó sư phụ! Tất cả như cảm thấy khỏe ra.
Thạch Thành, chỉ là một
bờ đá sắp chồng gắn dính lên nhau; chỗ thấp cao quá khỏi đầu, chỗ cao
vươn cao trông như trái núi, chiều dài hơn trăm bộ, khoản giữa xếp đá
vòng cung như một cái động, có thể che nắng mưa cho vài trăm người tạm
trú ngụ trong đó. Bên trong còn có những phiến đá có thể nằm tựa lưng
hay ngồi nghỉ ngơi.
Sau khi dùng lương khô
và uống nước, các đệ tử cùng ngồi chung quanh nhìn sư phụ họ cảm thấy
lòng rộn rã, nôn nao và một cảm giác thổn thức về điều mà họ cho là thật
đủ nhân duyên để nghe, để biết và nhất định là một đạo lý… chứ không thể
câu chuyện tầm thường được.
Tôn Giả Xà-Dạ-Đa, bấy
giờ tôn dung của Ngài thật nghiêm trang còn pha một tí đăm chiêu về cái
câu chuyện mà Ngài đã hứa giải bày cho đệ-tử. Câu chuyện có giúp gì cho
đệ tử thêm phần kiến văn và từ đó nhận thức rộng sâu về diệu lý nhân quả
hay chỉ là một hý luận (?)!.
Tôn Giả nhìn qua các
đệ-tử: Các con có biết không? Ngài hỏi, nhưng thật ra chỉ là một cách để
mở đầu câu chuyện “Cách đây 93 kiếp, hồi đó đã gần kiếp cuối của
Trang-Nghiêm-kiếp, Đức Tỳ Xá Phù Phật bậc Chí Tôn Giáo Chủ thuyết pháp
suốt thời gian 20 tiểu kiếp, ta có duyên được nghe pháp nên muốn quyết
tâm xuất gia cầu giải thoát và giác ngộ.
Chẳng may cho ta vì
gia đình của ta rất giàu có, cha mẹ quyết ý ngăn trở vì ta là con một.
Ta thưa trình với cha mẹ thật nhiều lý lẽ luân hồi trong sáu nẻo khổ đau…Cuối
cùng cha mẹ ta chấp nhận với một điều kiện! Cái điều kiện mà muôn ngàn
người trên thế gian có cùng hoàn cảnh như ta, không ai tránh khỏi được;
đó là phải lập chánh thê, có con trai nối giõi rồi sau đó mới có thể
xuất gia.
Giáo pháp của Phật, Lễ
hiếu làm đầu ta không dám xóa bỏ, chỉ trừ trượng hợp vì hiếu mà gây ra
đớn đau và tàn sát sanh linh! Diệt vong vô số nhân mạng và của cải thì
phải đành bất hiếu. Các con phải thấm sâu đạo lý ấy.
Bảy năm sau, ta đã có
một con trai vừa đúng sáu tuổi. Đứa con nầy, thật thông minh đĩnh ngộ,
ta rất yêu nó! Nhưng ta không thể tiếp tục sự vướng mắc mãi trong mối
giây oan nghiệt của luân hồi. Ta thưa với cha mẹ, với bổn phận và vâng
lời con đã làm xong, và qua phân trần nhắc lại lời hứa mà vợ ta đã chấp
nhận để ta xuất-gia vào bảy năm về trước. Chia ly trong lúc mà những
thân ái vây quanh ràng buộc quả là không dễ, những lòng ta tự thề quyết
phải độ cho cha mẹ, thân bằng, chúng sanh, nàng và con thoát ly sanh tử
khi ta đắc đạo.
Đêm hôm ấy, gió mùa trở
lạnh canh năm là canh mà mọi người đang mê ngủ, ta lạy cha mẹ rồi ngang
qua phòng ngủ của hai mẹ con nàng, ta định ngỏ vài lời từ biệt, nhưng ta
thôi, chỉ tạo thêm vướng bận; ta lặng lẽ khép cửa ra đi.
Vì nhà cửa đồ sộ, nên
từ mái hiên ra đến cổng ít lắm cũng xa 50 bộ. Ta vô cùng kinh ngạc cửa
cổng đã mở trống một bên! Thằng bé con ta, Nó đã ngồi đó án ngữ nghạch
cửa để bước ra tự bao giờ!?
Ta vừa xúc động! Vừa
bàng hoàng! Ta ngồi xuống ôm con, nhìn vào mặt nó. Trong ánh sáng lờ mờ
mặt nó như se tím, đôi mắt căm căm. Ta cảm thấy run sợ trước cái nhìn
cương quyết và trừng trừng của nó! Ta lạnh buồn hỏi:
- Con, giờ nầy sao con
không ngủ? Sao con có thể ra ngồi được ở đây? Mẹ đâu?
Nó chắc nịch:
- Con đợi cha đã lâu! Để
tiễn biệt cha và cũng để tiễn con! Ta bỗng dưng rúng động và tê điếng
cõi lòng!
- Cha đi xuất gia, chứ
nào có bỏ con hay xa lánh con đâu!
Nó nhìn thẳng vào ta:
- Con biết! Cha đi xuất
gia, nhưng con thì từ nay con đã mất cha! Một thằng bé con nít sáu tuổi
đầu, còn bú sữa mẹ, sống không cha! Sống để mà chi! Tiễn cha đi rồi, con
cũng sẽ tự con tiễn lấy con!
Nói xong, nó đưa tay
lên chớp theo một tia ánh sáng, trong tay thằng bé đã có sẵn một con dao!
Ta khiếp quá. Ôm chặt nó và giữ cứng con dao.
Nó cười nghe như tiếng
thép và nói:
- Cha đi đi, cho trọn
nguyện ước. Cha đi rồi con cũng đi, con quyết không sống với cuộc đời
không cha!
Ta bấn loạn, nước mắt
ràn rụa! Ta nói như điên: Không không, cha không đi, không đi đâu cả!
Cha thương con! Cha sống bên con! Cha ở với con mà!.
Thằng bé vất đao xuống,
nó nhảy bổ lên ôm chặt vào cổ ta, nó cắn vào cổ ta mà lệ tràn xuống đôi
má nó! Ta ôm con vào nhà, bình minh đã sáng từ lúc nào.
Ngày nay, ta là đệ tử
của Từ phụ Thích Ca, sau khi chứng quả A-La-Hớn rồi, Ta dùng Túc-mạng và
Thiên-nhãn tìm kiếm đứa con 93 kiếp về trước, đứa con đã ngăn trở bao
kiếp tu hành chứng quả của ta, không biết nó đọa ngã nào trong 6 nẻo
luân hồi! Ta đã tìm hết trong cõi người, không thấy nó! Trong loài cá
biển! Cá đồng và hồ ao cũng không! Trong các cầm thú cọp beo, rắn rết,
gà vịt cũng không gặp nó! Không ngờ ngày nay gặp nó ở trong loài chim,
lại đang thọ thân con chim quạ! Ôi! 93 kiếp qua rồi! Trong suốt giờ, nó
nghe pháp và sám hối! Con ta giờ đây đã thoát kiếp bàng sanh. Căn lành
đầy đủ, đến ngày Phật Di-Lặc ra đời nó sẽ giác ngộ trong hội đầu Long-Hoa.
Cầu nguyện tất cả chúng sanh đồng thành Phật Đạo.
Ôi, chín mươi ba kiếp
rồi mới gặp được con.
Đệ Tử kính lễ Thương
kính Đức Tôn Giả Xà Dạ Đa.
Nam Mô Xà Dạ Đa Tôn Giả!
Con Thích Huyền Tôn
Kính Bái.
0 Kommentare:
Đăng nhận xét