"Lão hòa thượng dạy: “Chúng
ta thương con cái, chăm sóc con cái có thể chăm sóc tới bao giờ? Cho dù
có thể chăm sóc suốt đời, đến đời sau có thể chăm sóc nữa hay không?
Đời sau là hết rồi, mỗi người đi một ngả, đời sau có gặp con mình cũng
không nhận ra được..."
Trích lục từ giảng ký của Lão Hòa Thượng Thượng Tịnh Hạ Không
Minh Trí và Mẫn Đạt chuyển ngữ
Như Hòa nhuận văn
12. Kinh Kim Cang dạy “hết thảy pháp hữu vi như mộng, huyễn, bọt bóng”, hết thảy các pháp thế gian và xuất thế gian chẳng có thứ nào chân thật. Lão hòa thượng nói lúc còn trẻ Ngài đã có một chút trí huệ, trí huệ từ đâu đến? Lúc lão hòa thượng còn chưa học Phật, mỗi ngày coi báo, trước hết là coi các mục cáo phó, coi hôm nay có người nào qua đời, trong số đó có người già, có người rất trẻ, thật đúng là “trên đường đến suối vàng, già cũng có mà trẻ cũng không ít”. Coi họ đã qua đời, lúc đến thế gian này họ đem theo cái gì, lúc ra đi họ mang theo được gì? Lúc tới trắng tay, lúc đi cũng tay trắng, một chút gì cũng không mang theo được, thế gian này có gì đáng tranh giành, có gì đáng mong cầu? Mỗi ngày coi báo, coi những mục cáo phó này sẽ mở mang trí huệ, công phu niệm Phật sẽ đắc lực. Nếu chúng ta không buông xuống được, hãy coi những mục cáo phó này suốt nửa năm, xem thử chúng ta có buông xuống được hay không!
Hết thảy đều buông
xuống, tâm sẽ thanh tịnh, trong tâm trống rỗng, chẳng có gì hết. Biết
được tiền tài, sắc đẹp, tiếng tăm, ăn uống, ngủ nghỉ, ngũ dục lục trần
trong thế gian này đều là giả, đều là một giấc mộng! Ngay bây giờ chúng
ta đang nằm mộng, biết rằng chúng ta đang nằm mộng. Nếu không biết chúng
ta đang nằm mộng, coi mộng là thật, thì ngày tháng đó sẽ rất đau khổ.
Biết mình đang nằm mộng sẽ giống như Phật, Bồ Tát du hý thần thông, có
gì chẳng tự tại? Thật sự có thể tùy duyên, thật sự có thể hằng thuận
chúng sanh, thành tựu đạo nghiệp của chính mình. Đạo nghiệp là gì? Tâm
thanh tịnh là đạo nghiệp, vạn duyên buông xuống là đạo nghiệp.
Có
một bạn đồng tu hỏi lão hòa thượng, ông ta niệm Phật nhưng chẳng buông
nổi tình thân, tình thương con cái buông xuống không nổi, cứ vướng bận
trong lòng, chẳng thể nào sánh với Phật được; Con cái quá thân thiết,
Phật không thân thiết bằng con cái! Vì ông có nghe băng giảng của lão
hòa thượng, Ngài dạy nhất định phải buông xuống, nhất định phải thay
đổi, nhưng phải làm sao mới thay đổi được?
Lão hòa thượng dạy: “Chúng
ta thương con cái, chăm sóc con cái có thể chăm sóc tới bao giờ? Cho dù
có thể chăm sóc suốt đời, đến đời sau có thể chăm sóc nữa hay không?
Đời sau là hết rồi, mỗi người đi một ngả, đời sau có gặp con mình cũng
không nhận ra được”.
Do
vậy, chúng ta chăm sóc con cái chỉ trong một thời gian rất ngắn, không
thể nào chăm sóc đời này qua đời khác được. Nếu không thể thì tình
thương đó là giả, chẳng phải thiệt. Như thế nào mới thật sự thương yêu
con cái, như thế nào mới thiệt? Vãng sanh Cực Lạc thế giới. Khi vãng
sanh Cực Lạc thế giới, chúng ta sẽ có thiên nhãn thông, thiên nhĩ thông,
tha tâm thông, thần túc thông. Bất luận nguời nhà quyến thuộc của chúng
ta sanh tới cõi nào, chúng ta đều có thể biết rõ ràng, họ nói chuyện gì
chúng ta đều có thể nghe rõ ràng, họ nghĩ gì chúng ta cũng biết rõ,
được vậy mới có thể chăm sóc cho họ mãi mãi, đó mới là thật, thật sự
quan tâm, thật sự thương yêu chăm sóc.
Nếu chúng ta thật sự
quan tâm, thật sự thương yêu, thật sự hiếu thuận, thì phải vãng sanh tới
Cực Lạc thế giới. Nếu không sanh tới Cực Lạc thế giới, có hiếu thuận
cha mẹ cũng chỉ được một đời, đời sau cha mẹ luân hồi trong lục đạo,
sanh đến cõi nào chúng ta không làm sao biết được. Phải bó tay thôi! Do
vậy tuy có tâm [hiếu thuận cha mẹ], nhưng chúng ta không có trí huệ,
không có khả năng, chẳng giúp gì được. Nếu thật sự hiểu được những chân
tướng sự thật này, chúng ta nhất định phải vãng sanh Cực Lạc thế giới.
Chỉ có vãng sanh thì mới có thể giải quyết vấn đề này. Do vậy, trước mắt
chúng ta chuyện gì cũng phải nhịn, phải nhẫn nại, tạm thời phải buông
xuống, đừng tham ái. Khi sanh tới Cực Lạc thế giới, chúng ta mới có thể
quan tâm. Do vậy, trước hết phải buông xuống rồi sau đó mới nhấc lên,
chúng ta mới có thể thật sự chăm sóc [cha mẹ, con cái, thậm chí] hết
thảy chúng sanh.
Lúc
một người khởi chân tâm, họ sẽ thật sự như như chẳng động [họ sẽ nghĩ]:
“Thiệt là đúng lúc, cơ hội đã đến, cơ hội vãng sanh đã đến, một lòng
một dạ niệm Phật hăng hái thêm nữa”, người đó sẽ vãng sanh. Do vậy, Tín
và Nguyện chẳng dễ! Đừng nghĩ quá đơn giản. Tự mình chúng ta cố gắng
phản tỉnh, kiểm điểm coi tín nguyện của mình được mấy điểm? Sợ rằng đều
không đủ điểm. Do vậy, trong mỗi niệm chúng ta phải đem thân tâm thế
giới thảy đều buông xuống, niệm niệm đều cầu sanh Tịnh Độ. Lúc gặp cơ
hội liền nắm lấy, vui mừng mong vãng sanh, không mong lưu lại thế giới
Sa Bà này thêm một ngày nào nữa. Thế gian này quá khổ, có gì đáng lưu
luyến đâu? Đây là điều chúng ta phải nên giác ngộ.
Có
bạn đồng tu hỏi lão hòa thượng: “Nếu thế chiến thứ ba bùng nổ, chiến
tranh nguyên tử, chiến tranh hóa học xảy ra, chúng con phải làm thế nào?
Chúng con đi đâu lánh nạn?” Lão hòa thượng dạy chẳng cần phải trốn
tránh, dù bom nguyên tử nổ, chúng ta phải chuẩn bị tâm lý như thế nào?
Giống như coi đốt pháo bông vậy, không sợ hãi, nhất tâm niệm A Di Đà
Phật cầu sanh Tịnh Độ, chắc chắn sẽ được vãng sanh, cần gì phải tìm chỗ
đi lánh nạn? Chẳng cần! Ngạn ngữ cổ xưa của Trung Quốc có câu “tại kiếp nan đào”,
nghĩa là nếu trong vận mạng của chúng ta có kiếp nạn ấy, chúng ta muốn
tránh cũng chẳng tránh khỏi. Đức Phật dạy chúng ta một phương pháp có
thể trốn thoát, đừng sợ hãi, hãy nhất tâm bất loạn niệm Phật vãng sanh,
phương pháp này vô cùng kỳ diệu! Phương pháp này giống như Tâm kinh đã
nói “độ hết thảy khổ ách”,
tín niệm như vậy chắc chắn chẳng thua Quán Tự Tại Bồ Tát, Ngài có Bát
Nhã Ba-La-Mật-Đa, chúng ta không sợ hãi, không kinh hoảng, tín nguyện
trì danh cầu sanh Tịnh Độ, đó chính là Bát Nhã Ba-La-Mật-Đa. Trong cuộc
sống thường ngày, chúng ta chẳng có tơ hào lưu luyến, trên thế gian này,
hết thảy mọi thứ chúng ta đều chẳng có, chúng ta không có tâm mong cầu
gì hết. Tức là chúng ta chẳng có tơ hào tham luyến gì hết, hoàn toàn
buông xuống hết, đó gọi là gì? Đó là công phu niệm Phật thành phiến. Chỉ
cần có một mảy may chưa buông xuống được, công phu đó có vấn đề, vì
sao? Đến lúc có tai nạn nguy cấp xảy ra, lúc gặp nguy cấp, mảy may chưa
buông xuống được ấy sẽ là điểm trí mạng của chúng ta. Chúng ta buông
xuống không nổi, chúng ta bỏ lỡ cơ duyên vãng sanh Tịnh Độ trong đời
này, vô cùng đáng tiếc!
(còn tiếp)
0 Kommentare:
Đăng nhận xét