"Đức Phật dạy chúng ta buông xuống vạn duyên, tức
là buông xuống nỗi khổ vì bị nghiệp lực trói buộc, khiến cho trong đời
sống bất luận là trong thuận cảnh hoặc nghịch cảnh, chúng ta luôn luôn
giữ được thân tâm thanh tịnh..."
Trích lục từ giảng ký của Lão Hòa Thượng Thượng Tịnh Hạ Không
Minh Trí và Mẫn Đạt chuyển ngữ
Như Hòa nhuận văn
Minh Trí và Mẫn Đạt chuyển ngữ
Như Hòa nhuận văn
20. Pháp sư Viên Anh có nói mấy câu rất quan trọng: “Nếu người niệm Phật kiêm tu phước huệ và có tịnh nguyện, lâm chung, tự nhiên tâm chẳng điên đảo, tâm quy hướng Tịnh Độ”. Ngài tự xưng là chủ nhân của Tam Cầu Đường, [Tam Cầu là] cầu Phước, cầu Huệ, cầu sanh Tịnh Độ. “Cầu Phước và cầu Huệ giúp cầu sanh Tịnh Độ, cao chứng thượng phẩm”.
Mấy câu này chính là pháp sư Viên Anh hiện thân thuyết pháp. Cả đời
Ngài chú trọng kinh Lăng Nghiêm, nhưng hành trì Di Đà. Lúc ban đầu, Ngài
nghiên cứu kinh Lăng Nghiêm, đến cuối cùng tâm quy hướng Tịnh Độ. Gian
nhà Ngài ở được gọi là Tam Cầu Đường (ngôi nhà có ba chuyện mong cầu).
Phần trước của cuốn Yếu Giải Giảng Nghĩa có ảnh của Ngài, và một đôi
liễn: “Cầu Phước, cầu Huệ, cầu sanh Tịnh độ”, ba điều mong cầu. Giống như trong kinh [Di Đà] đã nói: “Không thể dùng ít thiện căn, phước đức, nhân duyên để được sanh cõi ấy”, cùng một ý nghĩa.
Người
niệm Phật phải kiêm tu phước huệ. Phước là gì? Huệ là gì? Chúng ta nhất
định phải hiểu rõ. Tâm thanh tịnh là Phước, trong tâm chúng ta có rất
nhiều vướng bận, đó không phải là phước. Do vậy, chúng ta phải biết
phước báo không phải là ngũ dục, lục trần, chẳng phải là “tiền tài, sắc
đẹp, danh vọng, ăn uống, ngủ nghỉ”, những thứ ấy chẳng thể nào mang
theo, chỉ gây thêm rắc rối cho chúng ta, chẳng đem lại ích lợi gì cả. Do
vậy, trong kinh đức Phật dạy: “Tiền tài, sắc đẹp, danh vọng, ăn uống,
ngủ nghỉ là năm cội rễ của địa ngục”, chẳng phải là chuyện tốt, nhất
định phải giác ngộ. Phước báo là thân tâm thanh tịnh, tại sao? Được vậy
thì tâm chúng ta mới không điên đảo. Tâm hiện nay không điên đảo, lúc
lâm chung tâm cũng sẽ không điên đảo. Huệ là gì? Huệ là có thể nhìn
thấu, Phước là có thể buông xuống. Nhìn thấu buông xuống là phước huệ.
Tịnh Nguyện là có đầy đủ Tín Nguyện Hạnh, đầy đủ tam tư lương.
Chúng
ta đừng thấy hai chữ Phước Huệ liền nghĩ Phước là phước báo, tiền bạc
của cải nhiều là có phước báo; Huệ là thông minh, vậy thì chúng ta phải
học nhiều thứ, nghĩ vậy là hoàn toàn sai lầm. Thật ra, Phước là buông
xuống, buông xuống liền có phước, nhìn thấu liền có Huệ, đó là Phước Huệ
thật sự. Đích thực có thể giúp chúng ta giải quyết vấn đề lớn, vấn đề
lớn là vấn đề đời đời kiếp kiếp chưa từng giải quyết xong. Đời này chúng
ta có thể giải quyết, do vậy, phước huệ đó không thể nghĩ bàn! Người đó
sẽ được tự tại, hạnh phúc, hưởng thụ, tức là thân tâm thanh tịnh, thân
tâm vô sự là người có phước huệ hạng nhất trong thế gian và xuất thế
gian. Lão pháp sư Viên Anh làm gương, thị hiện cho chúng ta.
21. Lúc
chúng ta niệm Phật phải nhớ rõ “tâm như Phật”, [nghĩa là] tâm của chúng
ta giống như tâm Phật. Tâm Phật là tâm như thế nào? Đó là tâm thanh
tịnh, tâm bình đẳng, tâm giác ngộ, giác mà không mê. Cho nên lúc chúng
ta niệm Phật, tâm chúng ta phải thanh tịnh, phải bình đẳng, phải giống
như tâm Phật, thân tâm và thế giới thảy đều buông xuống. Các pháp thế
gian hết thảy tùy duyên là được rồi, đừng phan duyên. Vì phan duyên tâm
sẽ chẳng thanh tịnh, sẽ chẳng bình đẳng. Chuyện tốt chẳng bằng không có
chuyện gì xảy ra, phải ghi nhớ câu này. Chuyện tốt nhất trong thế gian
là có công phu niệm Phật, thật sự có thể buông xuống hết thảy thân tâm
thế giới, chắc thật niệm câu A Di Đà Phật này. Người như vậy là người
làm chuyện tốt mỗi ngày, làm chuyện tốt hạng nhất. Cũng tức là buông
xuống hết thảy vạn duyên, cầu sanh Tịnh Độ, chuyên niệm A Di Đà Phật, đó
gọi là thật sự giác ngộ. “Nhìn thấu, buông xuống” là tu phước huệ hạng
nhất. Cho nên tâm phải giống như tâm Phật, nguyện phải giống như nguyện
của Phật.
22. Người
thợ vá nồi, đệ tử của pháp sư Đế Nhàn niệm Phật ba năm bèn vãng sanh,
tuyệt đối chẳng phải là mạng của ông ta chỉ còn ba năm. Công phu của ông
thành thục, thọ mạng bỏ đi, chẳng cần nữa nên ông vãng sanh, tự tại,
thong dong biết bao. Ông chưa từng đi học, chưa từng nghe kinh, chuyện
gì cũng chẳng biết. Lão pháp sư Đế Nhàn chỉ dạy ông buông xuống vạn
duyên, nhất tâm niệm câu “Nam Mô A Di Đà Phật”, niệm mệt bèn nghỉ ngơi,
nghỉ khoẻ rồi niệm tiếp. Lão pháp sư dạy cứ niệm riết như vậy, sau này
nhất định sẽ có lợi ích. Ông cũng chẳng hỏi lợi ích gì, sư phụ dạy ông
niệm như thế nào, ông bèn niệm như vậy, sốt sắng làm theo. Niệm được ba
năm ông biết trước giờ mất, đứng vãng sanh. Sau khi vãng sanh, còn đứng
sững ba ngày đợi sư phụ ông là pháp sư Đế Nhàn lo liệu hậu sự cho ông.
Ông là người như thế nào? Thật thà, chịu nghe lời, chẳng hoài nghi, cho
nên ông mới thành tựu. Chúng ta thấy đó: Thật thà, chẳng hoài nghi, nghe
lời, tâm định, chẳng động tâm. Nếu trong tâm ông còn nghi hoặc, còn
nhiều vọng tưởng, dục vọng rất nhiều, sẽ không thể thành tựu. Do vậy,
chúng ta hãy thử nghĩ coi, niệm Phật vãng sanh quan trọng hay là tạo tác
sự nghiệp trong lục đạo luân hồi này quan trọng? Chuyện nào quan trọng
hơn? Thật ra, đến lúc nào chúng ta mới tới thế gian này để tạo lập sự
nghiệp? Chúng ta vãng sanh Cực Lạc thế giới thành Phật xong, theo nguyện
trở lại có thể làm chuyện này, lúc đó thành công rồi. Chúng sanh có
cảm, Phật, Bồ Tát có ứng, lúc đó thì được. Hiện nay, chúng ta còn là
phàm phu, phiền não tập khí chưa đoạn, chúng ta phải giác ngộ, đời này
chúng ta phải vãng sanh là chuyện quan trọng bậc nhất, mọi chuyện khác
đều không quan trọng. Tại sao vậy? Những chuyện khác đều không thể lìa
khỏi lục đạo luân hồi, chúng ta đừng làm những chuyện đó. Dù làm chuyện
tốt nhất trong thế gian cũng là nghiệp luân hồi, đừng làm! Cho nên nếu
chúng ta suy nghĩ thông suốt, hiểu rõ ràng rồi, chúng ta có chịu buông
xuống hay không? Phải buông xuống.
23. Chúng
ta là phàm phu là vì chúng ta bị nghiệp lực trói buộc. Nghiệp là gì?
Thiện nghiệp và ác nghiệp. Trong thiện nghiệp, khởi tâm tham ái, bị tham
ái trói buộc. Trong ác nghiệp, khởi tâm sân hận, bị tâm sân hận trói
buộc. Nói cách khác, nhìn thấy sắc, nghe âm thanh, chúng ta sanh phiền
não, hỷ, nộ, ái, lạc, thất tình, ngũ dục là phiền não. Chúng ta bị
nghiệp trói buộc, không được tự tại, đó là phàm phu; phàm phu bị nghiệp
lực trói buộc. Vì thế, đức Phật dạy chúng ta buông xuống vạn duyên, tức
là buông xuống nỗi khổ vì bị nghiệp lực trói buộc, khiến cho trong đời
sống bất luận là trong thuận cảnh hoặc nghịch cảnh, chúng ta luôn luôn
giữ được thân tâm thanh tịnh. Thân tâm thanh tịnh là trong hết thảy pháp
chẳng phân biệt, chẳng chấp trước, cũng không khởi vọng tưởng. Tại sao
vậy? Những thứ đó đều không chân thật. Do vậy, người xưa dạy chúng ta: “Ít nói một câu chuyện, niệm nhiều một câu Phật”. Những chuyện khác đều là chuyện nhảm nhí, nên niệm Phật nhiều hơn!
Niệm Phật nhiều, niệm
Phật tức là tiêu nghiệp chướng, tại sao vậy? Chúng ta khởi tâm động
niệm, khởi vọng tưởng là nghiệp chướng, cả ngày từ sáng tới tối nói
chuyện vô ích là nghiệp chướng. Khi niệm Phật, chúng ta không khởi vọng
tưởng, cũng không nói chuyện vô ích, như vậy không phải là nghiệp chướng
của chúng ta đều tiêu mất hay sao? Chúng ta mỗi ngày đều cầu tiêu tai,
dùng phương pháp gì? Niệm Phật chính là phương pháp tốt nhất để tiêu
tai, là phương pháp tốt nhất để tiêu nghiệp chướng. Chúng ta phải biết
cách dùng, phải giác ngộ, quá báo rất thù thắng! Nếu không biết cách
dùng thì quả báo sẽ không thù thắng. Quả báo thù thắng hay không đều do
một niệm giác hay mê của chúng ta.
24. Người
có phước báo mới có thể tu học pháp môn Tịnh Độ này. Nhưng lúc chúng ta
tu học lại có rất nhiều nghiệp chướng, tại sao vậy? Vì không có phước.
Vì sao không có phước? Vì cứ lo chuyện bao đồng của thiên hạ, không chịu
buông xuống vạn duyên, cho nên người như vậy không có phước. Người có
phước báo thì tâm sẽ thanh tịnh, tâm thanh tịnh tức là có phước báo; tâm
không thanh tịnh là không có phước. Chẳng phải nói là chúng ta có tiền,
có quyền thế là có phước, những thứ đó rỗng tuếch! Có tiền, có quyền
thế, khi chết cũng không thể mang theo! Danh vọng, tiếng tăm, lợi dưỡng
trong thế gian bất quá chỉ là cho chúng ta mượn dùng vài ngày mà thôi,
chẳng phải là thật. Phước báo thật sự là tâm thanh tịnh, là trí huệ
không gì sánh bằng. Tâm thanh tịnh khởi tác dụng là trí huệ.
Cho nên nói niệm Phật
là pháp kỳ diệu hạng nhất, có thể tiêu nghiệp chướng. Nghiệp chướng có
lớn đến đâu, sâu đến đâu, nặng đến đâu, một câu A Di Đà Phật đều tiêu
trừ hết, nhưng điều then chốt là phải giác. Người xưa thường nói: “Chẳng sợ niệm khởi, chỉ sợ giác chậm”.
Thí dụ như chúng ta vừa khởi lên một niệm sân hận, lập tức liền nhận
biết: “Như vậy là ta sai rồi”, biết như vậy chính là sám hối. Khi một
niệm đố kỵ khởi lên liền nhận biết và nói: “Tôi sai rồi. Tôi là một
người niệm Phật, muốn đến Tây Phương Cực Lạc thế giới diện kiến A Di Đà
Phật, làm sao tôi có thể khởi lên ý niệm này được”. Khi ý niệm này khởi
lên liền lập tức giác ngộ, đó gọi là khai ngộ, người như vậy là người
giác chứ không mê. Khi chúng ta giác ngộ thì ý niệm này liền không còn
nữa, liền tiêu mất, nghiệp chướng liền tiêu trừ; nếu ý niệm [đố kỵ, sân
hận] này cứ tăng lên hoài, đó là không giác, đó là mê.
Nếu chúng ta muốn thật
sự giác ngộ, thật sự không mê thì phải coi lợt lạt tất cả những pháp
thế gian và xuất thế gian, phải buông xuống. Lý do khiến con người mê
hoặc, điên đảo, không thể giác ngộ chính là vì quá coi trọng các pháp
trong thế gian này, không chịu buông xuống; do vậy, những niệm mê tình
tăng trưởng, không chịu giác ngộ. Do vậy có thể biết, khi chúng ta coi
lợt lạt tất cả sự việc sẽ dễ giác ngộ. Khi giác ngộ liền dấy lên một câu
Phật hiệu, tức là nói ý niệm thứ nhất của tôi là vọng niệm, ý niệm thứ
hai liền là A Di Đà Phật, đó là chuyển nhanh chóng như câu “không sợ
niệm khởi, chỉ sợ giác chậm”. Không sợ ý niệm khởi lên, ý niệm thứ hai
liền giác ngộ, liền chuyển thành A Di Đà Phật. Làm cho tâm niệm A Di Đà
Phật này luôn tăng trưởng, làm cho khi hết thảy vọng niệm khởi lên, ý
niệm thứ hai liền là A Di Đà Phật. Nhiều lắm là khởi lên vọng niệm thứ
hai liền chấm dứt. Người như vậy là người có phước, người như vậy đời
này nhất định thành Phật. Người như vậy có phước đức to lớn, trí huệ to
lớn, chẳng có gì cao hơn trí huệ này.
25. Hết
thảy chúng sanh từ vô thỉ kiếp đến nay trôi lăn trong lục đạo, chẳng có
nghiệp gì chưa tạo. Nếu không có tâm tu hành, đâm ra chẳng cảm thấy có
ác niệm kỳ lạ khác thường; nhưng nếu phát tâm tu hành thì ý niệm đó càng
nhiều hơn (sẽ cảm thấy có nhiều ác niệm hơn). Đó là do chân vọng giao
xen hiện ra, chứ không phải là lúc trước không có nên chẳng hiện ra! Lúc
đó, hãy nên tưởng A Di Đà Phật hiện ra trước mặt mình, chẳng dám móng
lên một tạp niệm hay vọng tưởng nào, chí thành khẩn thiết niệm danh hiệu
Phật. Hoặc niệm nhỏ tiếng, hoặc niệm thầm. Phải từng chữ từng câu,
trong tâm niệm khởi lên rõ ràng rành rẽ, miệng niệm ra tiếng rõ ràng
rành rẽ, tai mình nghe tiếng mình niệm rõ ràng rành rẽ. Nếu có thể
thường niệm như vậy thì hết thảy tạp niệm liền có thể tiêu mất. Khi tạp
niệm khởi lên, cứ dốc hết toàn bộ tinh thần niệm Phật, chẳng để cho tạp
niệm tung hoành trong tâm mình. Nếu có thể thường niệm như vậy thì ý
niệm tự nhiên thanh tịnh. Khi tạp niệm vừa phát khởi giống như một người
chống chọi vạn người, chẳng thể dụng tâm lơ là. Nếu không, sẽ bị nó làm
chủ, mình sẽ bị hại. Nếu cố hết sức để chống chọi, nó sẽ bị ta chuyển,
tức là chuyển phiền não thành Bồ Đề. Nếu quý vị có thể dùng vạn đức hồng
danh của Như Lai để đối trị [vọng niệm], lâu dần tâm sẽ được thanh
tịnh. Khi tâm thanh tịnh thì vẫn niệm như vậy, không thể buông lỏng, ắt
nghiệp chướng tiêu trừ, trí huệ mở mang. Tâm trọn chớ nên hấp tấp vội
vàng. Bất luận là ở nhà hay ở chùa, nhất định phải là kính trên, nhường
dưới, nhẫn điều người khác không thể nhẫn, làm điều người khác không thể
làm; giúp đỡ người ta, thành toàn cho kẻ khác. Khi tịnh tọa thường nghĩ
tới lỗi của mình, khi trò chuyện đừng nói tới thị phi của người khác.
Đi, đứng, nằm, ngồi, mặc áo, ăn cơm, từ sáng tới tối, từ tối tới sáng
niệm câu Phật hiệu đừng cho gián đoạn, hoặc niệm nhỏ tiếng, hoặc niệm
thầm. Trừ việc niệm Phật ra, chẳng khởi ý niệm khác. Nếu vọng niệm vừa
khởi, liền diệt trừ nó. Thường khởi tâm xấu hổ, thường khởi tâm sám hối.
Dù có tu trì, cứ cảm thấy công phu của mình còn rất kém, chẳng tự khoa
trương. Chỉ bận tâm chuyện của mình, không lo chuyện của người khác. Chỉ
nhìn vào mặt tốt, chẳng xét tới mặt xấu. Coi hết thảy mọi người đều là
Bồ Tát, chỉ có mình là phàm phu. Nếu quý vị có thể y theo lời tôi nói mà
làm theo, chắc chắn sẽ vãng sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới. (lời dạy của Ấn Quang đại sư).
26. Nếu
khi niệm Phật, tâm khó quy nhất, hãy nên nhiếp tâm khẩn thiết niệm sẽ
có thể quy nhất. Pháp nhiếp tâm không gì chẳng bắt đầu từ chí thành khẩn
thiết. Nếu tâm không chí thành, muốn nhiếp rất khó. Đã chí thành rồi mà
còn chưa thuần nhất, hãy nên nhiếp nhĩ căn và lắng nghe. Bất luận niệm
ra tiếng hay niệm thầm đều phải niệm từ tâm khởi, âm thanh niệm từ miệng
phát ra rồi trở vào tai. Niệm thầm tuy không nhép miệng ra tiếng, nhưng
trong ý niệm cũng có tướng miệng niệm. Tâm và miệng niệm cho thật rõ
ràng, tai nghe thật rõ ràng, nhiếp tâm như vậy, vọng niệm tự dứt. Nếu
vọng niệm vẫn trào dâng chẳng dứt, nên dùng pháp thập niệm ghi số, dùng
toàn thể tâm lực dồn sức vào một câu Phật hiệu này, tuy muốn khởi vọng,
nhưng sức của nó cũng sẽ yếu bớt. Đó là diệu pháp rốt ráo để nhiếp tâm
niệm Phật. Chư vị hoằng dương Tịnh Độ thời xưa chưa đề ra là vì người
đời xưa căn tánh bén nhạy, chưa cần đến pháp này cũng có thể nhiếp tâm
quy nhất. Do vì Quang (“Quang” là lời đại sư Ấn Quang tự xưng) khó chế
phục tâm, nên mới biết sự mầu nhiệm của pháp này. Quý vị nên sử dụng lâu
ngày sẽ biết lợi ích của nó, xin chia sẻ cùng những người độn căn đời
sau, để cho vạn người tu vạn người vãng sanh vậy.
Pháp thập niệm ký số
là khi niệm Phật, niệm từ câu thứ nhất tới câu thứ mười phải niệm cho
thật rõ ràng, phải ghi nhớ từng câu cho rõ ràng. Niệm tới câu thứ mười
xong, bắt đầu đếm trở lại từ câu thứ nhất, chứ đừng niệm tiếp tới hai
mươi, ba mươi. Vừa niệm vừa ghi nhớ số, đừng lần chuỗi, chỉ dùng tâm ghi
nhớ số câu mình niệm. Nếu nhớ mười câu khó quá, có thể chia thành hai
đoạn: từ một đến năm và từ sáu đến mười. Nếu vẫn thấy khó thì nên chia
thành ba đoạn: từ một đến ba, từ bốn đến sáu, từ bảy đến mười. Niệm cho
rõ ràng, ghi nhớ số rõ ràng, nghe tiếng mình niệm rõ ràng, vọng niệm sẽ
chẳng xen vào được, niệm lâu dần sẽ được nhất tâm bất loạn.
Nên biết pháp thập
niệm này so với pháp niệm mười hơi buổi sáng và mười hơi buổi tối giống
nhau ở chỗ cả hai đều nhiếp tâm dứt vọng niệm, nhưng cách dụng công hoàn
toàn khác nhau. Pháp niệm mười hơi sáng tối là niệm hết một hơi kể là
một niệm, bất luận trong một hơi đó niệm được bao nhiêu Phật hiệu. Còn
pháp thập niệm ký số này tính một câu Phật hiệu là một niệm. Pháp niệm
mười hơi là chỉ niệm mười hơi mà thôi, đừng niệm tới hai chục, ba chục
hơi sẽ tổn khí và thành bịnh. Còn trong pháp thập niệm ký số này, niệm
một câu Phật hiệu, tâm ghi nhớ một câu; niệm mười câu Phật hiệu, tâm
mình biết đã niệm mười câu. Từ một tới mười, dù cho một ngày niệm tới cả
vạn câu cũng phải đếm số, đếm số từ một tới mười như vậy. Không chỉ có
thể dứt trừ vọng niệm, lại còn có thể dưỡng thần. Niệm nhanh hay chậm
đều được, từ sáng tới tối khi nào niệm cũng được. So ra, lợi ích hơn
cách niệm lần chuỗi rất nhiều. Niệm lần chuỗi mệt thân, động trí, còn
niệm ghi số này thân khỏe, tâm an. Khi làm việc khó ghi nhớ số thì nên
khẩn thiết niệm và không đếm số. Khi làm việc xong, tiếp tục niệm theo
cách ký số. Cứ tiếp tục niệm theo cách ký số, chuyên chú vào câu Phật
hiệu. Đại Thế Chí Bồ Tát dạy “nhiếp trọn sáu căn, tịnh niệm tiếp nối, được Tam-ma-địa, đó là đệ nhất”.
Căn tánh bén nhạy thì không bàn tới, còn những người độn căn như tôi
nếu không dùng pháp niệm Phật ký số này rất khó đạt đến mức “nhiếp trọn sáu căn, tịnh niệm tiếp nối”,
quá khó, quá khó! Lại nên biết pháp nhiếp tâm niệm Phật này là pháp
chẳng thể nghĩ bàn, vừa cạn, vừa sâu, vừa nhỏ, vừa lớn. Hãy nên tin lời
Phật dạy, đừng vì mình nghĩ khác mà sanh nghi ngờ, đến nỗi thiện căn
nhiều đời bị tổn hại, chẳng thể gặt hái được lợi ích rốt ráo của sự niệm
Phật, rất đáng tiếc thay! Niệm Phật lần chuỗi chỉ thích hợp khi đứng
hoặc đi kinh hành. Còn lúc tịnh tọa dưỡng thần nếu lẫn chuỗi thì tay
phải động, thần trí khó an định, lâu ngày sẽ sanh bịnh. Pháp thập niệm
ký số này đi, đứng, nằm, ngồi đều dùng được.
[1]
Bát Tự còn gọi là Tứ Trụ hoặc Tử Bình, là một cách đoán vận mạng dựa
trên Thiên Can và Địa Chi của năm, tháng, ngày, giờ sanh, đem phối hợp
Ngũ Hành Âm Dương tương sanh, tương khắc để luận đoán. Quan niệm này đã
có từ rất lâu đời, được bổ sung và hệ thống hóa bởi Lý Hư Trung vào đời
Đường và Từ Tử Bình vào đời Ngũ Đại. Người có công hệ thống hóa cũng như
bổ sung lý luận thấu đáo nhất là Từ Tử Bình nên môn này được gọi là Tử
Bình Bát Tự từ đó.
0 Kommentare:
Đăng nhận xét