"Đối với những thiền giả chưa thành tựu giải thoát, Niết-bàn trong đời
này thì khi lâm chung biết rõ sanh tử là lẽ thường nhiên, giữ tâm chánh
niệm và vẫn theo nghiệp thọ sanh..."
(Góp nhặt sỏi đá)
Cực lạc hay Tịnh độ Tây phương của
Phật A Di Đà là cảnh giới để cho các hành giả Tịnh tông thú hướng, phát
nguyện sanh về. Để được vãng sanh Cực lạc, hành giả phải niệm Phật đạt
đến nhất tâm bất loạn từ một đến bảy ngày (kinh A Di Đà). Tuy vậy, sau
khi được sanh về Tây phương, chư vị Thánh giả (tùy căn cơ phước báo ở
một trong chín phẩm của Cực lạc) vẫn phải tiếp tục tu tập cho đến ngày
thể nhập Tự tánh Di Đà, thành Phật (Giác ngộ, Niết-bàn).
Đối với người tu thiền, thú hướng của các thiền giả là Niết-bàn. Niết-bàn có nhiều nghĩa nhưng nghĩa chính yếu nhất là vô sanh. Một vị Thánh giả chứng đắc Niết-bàn, thẳng đến chỗ vô sanh, thể nhập vào cảnh giới “bất sanh bất diệt” rồi thì không thể đặt vấn đề họ sanh về đâu, vì đã siêu việt sanh tử.
Thời Thế Tôn còn tại thế, khi một vị A-la-hán viên tịch, các Tỷ-kheo hỏi “vị ấy sanh về đâu”, Phật trả lời “như củi hết lửa tắt”. Đống lửa cháy sắp tàn mà không thêm củi, khi củi hết hoàn toàn thì lửa tắt. Không thể hỏi lửa đi về đâu, vì hiện tượng mất trở lại bản thể. Bản thể của lửa không tướng mạo, làm sao chỉ chỗ nơi cho người thấy biết được. Củi ví dụ cho nghiệp, còn nghiệp thì còn sanh, hết nghiệp hỏi sanh ở đâu? (HT.Thích Thanh Từ, Thiền tông Việt Nam cuối thế kỷ 20).
Bậc Thánh giả A-la-hán thành tựu chánh trí, rõ biết: “Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, các việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa”. Từ đây, các ngài hoàn toàn tự tại giải thoát, đến đi vô ngại, vô đắc và vô cầu, tùy duyên ứng hóa làm lợi ích cho chúng sanh.
Đối với những thiền giả chưa thành tựu giải thoát, Niết-bàn trong đời
này thì khi lâm chung biết rõ sanh tử là lẽ thường nhiên, giữ tâm chánh
niệm và vẫn theo nghiệp thọ sanh. Tuy nhiên, nghiệp của những vị này là
nghiệp lành do công đức tu tập thiền định trong đời này cùng với các đời
quá khứ nên sẽ tái sanh vào các cảnh giới thiện lành ứng với thiện
nghiệp của họ. Dù chưa thoát ly khỏi Tam giới, nhưng với công đức và
phước báo sâu dày cùng với tâm Bồ đề kiên cố, những thiền giả này khi
tái sanh trong đời sau sẽ gặp được nhiều thắng duyên về tu tập thiền
định để tiếp tục sự nghiệp tu hành cho đến ngày công viên quả mãn.
Đối với người tu thiền, thú hướng của các thiền giả là Niết-bàn. Niết-bàn có nhiều nghĩa nhưng nghĩa chính yếu nhất là vô sanh. Một vị Thánh giả chứng đắc Niết-bàn, thẳng đến chỗ vô sanh, thể nhập vào cảnh giới “bất sanh bất diệt” rồi thì không thể đặt vấn đề họ sanh về đâu, vì đã siêu việt sanh tử.
Thời Thế Tôn còn tại thế, khi một vị A-la-hán viên tịch, các Tỷ-kheo hỏi “vị ấy sanh về đâu”, Phật trả lời “như củi hết lửa tắt”. Đống lửa cháy sắp tàn mà không thêm củi, khi củi hết hoàn toàn thì lửa tắt. Không thể hỏi lửa đi về đâu, vì hiện tượng mất trở lại bản thể. Bản thể của lửa không tướng mạo, làm sao chỉ chỗ nơi cho người thấy biết được. Củi ví dụ cho nghiệp, còn nghiệp thì còn sanh, hết nghiệp hỏi sanh ở đâu? (HT.Thích Thanh Từ, Thiền tông Việt Nam cuối thế kỷ 20).
Bậc Thánh giả A-la-hán thành tựu chánh trí, rõ biết: “Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, các việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa”. Từ đây, các ngài hoàn toàn tự tại giải thoát, đến đi vô ngại, vô đắc và vô cầu, tùy duyên ứng hóa làm lợi ích cho chúng sanh.
Hết
0 Kommentare:
Đăng nhận xét