Niệm Phật cầu sanh Tây Phương, cũng có nghĩa là ta cùng với ma ngũ
dục đang đánh nhau. Nếu ta nương tay không quyết chiến đấu một cách mãnh
liệt thì đối phương sẽ tiêu diệt ta; có nghĩa là ngũ dục sẽ tăng trưởng
trong thâm tâm ta ngày càng nhiều đến khi ta bị thua trận. Cho nên,
liên hữu niệm Phật nhất định phải dũng mãnh chiền đấu để tiêu diệt đối
phương là năm con ma: tiền tài, sắc đẹp, danh vọng, ăn uống và ngủ nghỉ.
Thích Phước Nhơn
(Nguồn: www.daophatngaynay.com)
LGT: Pháp môn niệm Phật cầu vãng sanh, dễ tu, dễ thực hành cho mọi tầng lớp
từ già tới trẻ, từ tu sĩ đến cư sĩ, từ người nông dân cho đến vị tiến
sĩ, bác học, nhất là phù hợp cho chúng sanh trong thời buổi cơ khí năng
động này. Bất kỳ ai trong chúng ta niệm Phật với đầy đủ tín, hạnh,
nguyện thì cũng sẽ được vãng sanh về cảnh giới của Phật A Di Đà dự vào
hàng bất thối Bồ Tát.
Mục Lục
1. Tình ái là cội nguồn sanh tử
2. Công đức sáu chữ Di Đà
3. Niệm Phật đoạn sanh tử
4. Ta Bà là thế giới mộng cảnh
5. Mượn cảnh mộng đạt thật tướng
6. Sáu chữ Di Đà diệt trừ ngũ dục
7. Niệm Phật phải cầu sanh Tây Phương Cực Lạc
8. Niệm Phật sanh Tây đạt tam bất thối
9. Di Đà Thánh hiệu tâm bất thối
10. Tình không dứt khó vãng sanh
11. Thiện ác quả báo vô tình cảm
12. Niệm thánh hiệu Di Đà là gây nhân Phật
13. Đọan trừ sanh tử chân thật phú quý
14. Niệm Phật phải nhất tâm
15. Vạn người niệm Phật vạn người vãng sanh
16. Niệm Phật cần phải dụng tâm
17. Thân khẩu ý thanh tịnh đạo nghiệp viên thành
18. Niệm Phật tiêu tội chướng phước tuệ sanh
19. Đoạn nghi ngờ sanh tín tâm cầu vãng sanh
20. Đoạn nhân Ta Bà quyết sanh Tịnh Độ
21. Tâm rời Phật hiệu nghiệp ác liền kề
22. Niệm Phật tức niệm tâm
23. Niệm Phật cầu vãng sanh cần phải ăn chay
24. Niệm Phật cầu vãng sanh cần thọ quy giới
25. Thường niệm Di Đà là hành Bồ Tát đạo
26. Vì đạo vô thượng Bồ đề mà niệm Phật cầu vãng sanh
27. Niệm Phật cầu vãng sanh là tự mình trở về nhà
28. Niệm Phật thành Phật
2. Công đức sáu chữ Di Đà
3. Niệm Phật đoạn sanh tử
4. Ta Bà là thế giới mộng cảnh
5. Mượn cảnh mộng đạt thật tướng
6. Sáu chữ Di Đà diệt trừ ngũ dục
7. Niệm Phật phải cầu sanh Tây Phương Cực Lạc
8. Niệm Phật sanh Tây đạt tam bất thối
9. Di Đà Thánh hiệu tâm bất thối
10. Tình không dứt khó vãng sanh
11. Thiện ác quả báo vô tình cảm
12. Niệm thánh hiệu Di Đà là gây nhân Phật
13. Đọan trừ sanh tử chân thật phú quý
14. Niệm Phật phải nhất tâm
15. Vạn người niệm Phật vạn người vãng sanh
16. Niệm Phật cần phải dụng tâm
17. Thân khẩu ý thanh tịnh đạo nghiệp viên thành
18. Niệm Phật tiêu tội chướng phước tuệ sanh
19. Đoạn nghi ngờ sanh tín tâm cầu vãng sanh
20. Đoạn nhân Ta Bà quyết sanh Tịnh Độ
21. Tâm rời Phật hiệu nghiệp ác liền kề
22. Niệm Phật tức niệm tâm
23. Niệm Phật cầu vãng sanh cần phải ăn chay
24. Niệm Phật cầu vãng sanh cần thọ quy giới
25. Thường niệm Di Đà là hành Bồ Tát đạo
26. Vì đạo vô thượng Bồ đề mà niệm Phật cầu vãng sanh
27. Niệm Phật cầu vãng sanh là tự mình trở về nhà
28. Niệm Phật thành Phật
Lời đầu sách
Tịnh Độ là một trong mười tông phái của Phật Giáo Bắc Tông khi
được truyền vào Trung Quốc cũng như Việt Nam. Pháp môn niệm Phật cầu
vãng sanh dần dần trở thành phổ cập trong quảng đại quần chúng. Người
niệm Phật cầu vãng sanh càng ngày càng nhiều, nhất là trong thời mạt
pháp cận đại. Tăng cũng như tục mỗi khi gặp nhau đều chắp tay và niệm:
Nam Mô A Di Đà Phật! Ngay cả những người không thường đi chùa, không
phải là Phật tử cũng thuộc lòng câu Phật hiệu Di Đà.
Pháp môn niệm Phật cầu vãng sanh, dễ tu, dễ thực hành cho mọi
tầng lớp từ già tới trẻ, từ tu sĩ đến cư sĩ, từ người nông dân cho đến
vị tiến sĩ, bác học, nhất là phù hợp cho chúng sanh trong thời buổi cơ
khí năng động này. Bất kỳ ai trong chúng ta niệm Phật với đầy đủ tín,
hạnh, nguyện thì cũng sẽ được vãng sanh về cảnh giới của Phật A Di Đà dự
vào hàng bất thối Bồ Tát.
Khi mới xuất gia học đạo hằng ngày chúng tôi thường nghe câu niệm
Phật của quý Hòa Thượng, quý Sư Bà, Ni Sư, bạn hữu đồng tu cũng như nam
nữ Phật tử; đồng thời chúng tôi cũng thường nghe quý Hòa Thượng, Sư bà
khuyên bảo nên niệm Phật cầu vãng sanh, nhưng thực sự chúng thôi chưa
thâm nhập và hiểu tường tận sự lợi ích của pháp môn niệm Phật. Chúng tôi
cũng có đọc một vài quyển sách nói về phương cách và lợi ích của pháp
môn niệm Phật cầu vãng sanh; nhưng, có lẽ vì cơ duyên chưa hội đủ hoặc
trí hiểu biết chưa thuần thục, nên tâm ý vẫn còn mơ hồ và nghi vấn như:
làm sao lại hóa sanh nơi hoa sen mà không do cha mẹ sanh, những gì là
chín lớp liên hoa hóa sanh? Ta Bà thế giới, Cực Lạc thế giới có gì khác
biệt, sao chúng sanh ở Cực Lạc thế giới lại thuần là thanh tịnh không có
nghiệp ác; gì là tín, gì là hạnh, gì là nguyện…bao nhiêu nghi vấn cứ
chồng chất trong tâm tưởng? Nay cơ duyên đã đủ chúng tôi cùng đại chúng
nơi Phổ Quang Tịnh Nghiệp Đạo Tràng Tây Úc hơn ba năm qua đã thường
xuyên nghe Thượng tọa Viện Chủ giảng về Pháp Môn niệm Phật, càng nghe
chúng tôi càng cảm thấy an lạc và thấu triệt sự vi diệu lợi ích bất khả
tư nghì của pháp môn niệm Phật. không biết cảm nghĩ của đại chúng đồng
tham dự trong đạo tràng như thế nào; nhưng, riêng chúng tôi cảm nghĩ đây
là một nhân duyên hết sức to lớn và vui vẻ đối với chúng tôi trong thời
gian học đạo và tu tập.
Vì sự an lạc và lợi ích thiết thực cho cá nhân chúng tôi trong
thời gian tu tập, và nhận thấy những bài giảng về Tịnh Độ này cần nên
phổ biến rộng rãi hơn cho những ai có duyên với pháp môn niệm Phật; nên
chúng tôi quyết định góp nhặt và ghi lại thành tập sách nhỏ với nhan đề
là: “ Niệm Phật thành Phật”. Sau khi ghi xong chúng tôi
đã trình lên Thượng Tọa Viện Chủ xin Ngài xem lại và sửa chữa một vài ý
sai lệch và, được Thượng Tọa đồng ý cho xuất bản.
Những bài giảng này được ghi lại từ những buổi giảng riêng về
Tịnh Độ; nhưng, cũng có những bài chúng tôi ghi những đoạn ngắn từ nơi
khóa giảng Kinh Tứ Thập Nhị Chương và những buổi giảng khác tại đạo
tràng. Tuy đã cố gắng hết sức để ghi lại trọn vẹn ý nghĩa của những bài
giảng, nhưng sức hiểu biết và thu thập của chúng tôi có hạn nên không
thể tránh khỏi những sơ xuất; mong đại chúng tham dự đạo tràng Phổ quang
cũng như quý vị thức giả xa gần niệm tình chỉ giáo.
Phổ Quang Tây Úc Châu
Trong Đông Bính Tý, 1996
*************************************
Tình ái là cội nguồn của sanh tử
Chúng sanh trong lục đạo sở dĩ có luân hồi, sống chết là do nơi ái
tình mà ra. Trong một gia đình cha, mẹ, anh, em, vợ chồng, con, cháu;
cho đến bạn bè, người thân kẻ thù, quay quần trong xã hội; tất cả gặp
nhau là do tình ái: yêu, thương, thù, hận, ghét…. mà có. Một chúng sanh
được sanh trở lại cõi đời là để: đền, trả, vay, mượn những gì mà ta đã
thiếu hoặc cho người khác trong cuộc sống ở quá khứ. Những thứ tình ái
hạn hẹp thương, ghét…đã đưa đi nhưng mong phải có người đáp lại đã làm
cho chúng sanh đau khổ lại càng thêm đau khổ nhiều hơn. Tình đưa đi,
tình có về đã khổ; nhưng tình cho đi lại không có về là một điều khổ
khác. Thế rồi cứ vậy mà xoay vần. Được thì vui, mất lại buồn, hận…mà
điều kiện dễ gây oan nghiệt, hận thù…tương tục trải dài trong nhiều đời
hay ngút ngàn vô tận đó là tình ái giữa vợ chồng, cha mẹ, anh em trong
gia đình.
Trong một gia đình thương, ghét, yêu, hận…càng cao thì sự vay trả
trong lục đạo càng lâu, càng dài. Chúng ta hãy nhìn vào thực trạng xã
hội, từ xưa đến nay; trên các bậc vua chúa, đại thần, dưới đến những
người dân quê bình thường; những cảnh tranh giành chém giết thù hận,
thương yêu…lại thường xảy ra trong gia đình, hoặc những người thân trong
gia tộc hơn là người ngoài. Nếu cha mẹ là bậc vua chúa, quan quyền thì
con cháu thanh toán nhau để giành ngôi vị sau khi người cha nhắm mắt.
Hoặc tranh giành của cải tài sản nếu cha mẹ là người giàu có. Vợ chồng
thanh toán giết hại, để đoạt tài sản hoặc chạy theo người tình mới…
Do vô minh mê mờ mà chúng sanh luôn say mê trong ảo giác tình ái, để
rồi gây nhân yêu, hận, thù, ghét..,mà, thường thì xảy ra cho những người
than trong gia đình; để rồi luân chuyển trong lục đạo luân hồi, gặp
nhau trong tình ái yêu thương hay thù hận. Yêu thương thì tạm yên ổn
trong chốc lát, nhưng càng yêu thương thì có tâm chiếm hữu và sợ mất;
cho nên cũng dễ sinh ra thù hận ngút ngàn, nếu có gì thay đổi, thế rồi
tạo một nhân mới trong vô minh để nhận lãnh một quả xấu khác trong triền
mien đau khổ. Nếu gặp nhau trong thù hận, thì thứ tình ái đau thương ấy
lại càng chất chồng lên nhiều lớp trả vay trong vòng nghiệp lực vô
minh. Tục ngữ Việt Nam có câu: “ Con là nợ, vợ (chồng) là oan gia, cửa nhà là nghiệp báo”
thật sự nếu không có sợi dây oan nghiệt của tình ái cột lại thì, chúng
ta không gặp nhau trong cuộc đời đầy sóng gió đau thương tạm bợ này.
Nếu tình ái là hạnh phúc, là vĩnh hằng bất diệt, là lẽ sống của cuộc
đời; vậy ta hãy nhìn xem, riêng con người trên trái đất, có được bao
nhiêu người hạnh phúc thật sự, hay chỉ chịu những tủi nhục và đau khổ do
tình ái gây ra. Vợ chồng gặp nhau là do tình ái oan gia đã kéo dài
nhiều kiếp chưa thanh toán xong, nay gặp lại để tiếp tục yêu người mình
đã yêu, hận người mình đã hận…cha mẹ, con cái gặp nhau là để vay trả,
đòi những gì mà mình chưa giải quyết thỏa đáng trong nhiều kiếp trước.
tại sao người con có hiếu, nhưng cha mẹ lại không để ý, ít thương? Là vì
đứa con đã mang nợ của cha mẹ quá nhiều về tình cảm cũng như vật chất
mà từ nhiều kiếp chưa trả xong, hôm nay gặp nhau để trả nợ. Trái lại,
những đứa con nghỗ nghịch, hư hỏng nhưng cha mẹ hết tâm chăm sóc, che
chở, đổ cả tài sản cho con tiêu xài mà không hối tiếc; là vì cha mẹ đã
nợ người con, nên nay gặp nhau để thanh toán nợ cũ.
Tất cả những thứ tình cảm yêu,hận, thương, ghét…thường xảy ra trong
cuộc sống của thế giới này là do chúng sanh đã bao phen chìm nổi tạo
nên; chúng ta không thể chạy trốn ra ngoài được nếu không quyết tâm dứt
trừ những thứ tình ái mê mờ ấy. Tình ái là sợi dây vô hình đã cột chặt
chúng sanh trong vạn kiếp trường chinh của cuộc sống. Hôm nay nhờ ánh
sáng của Phật Đà chiếu soi, ta nhìn thấy được sự vô minh đen tối của sợi
dây tình ái; nên, quyết tâm cắt đứt dể dũng mãnh vượt ra ngoài vòng
cương tỏa. Vậy phương pháp làm cho sợi dây tình ái dần dần tan biến đến
khi không còn đủ mãnh lực để cột ta lại đó là: “ sáu chữ Di Đà tiêu nghiệp chướng” hay “ sáu chữ Di Đà oán tình đều dứt”.
Oán tình là do ý niệm vô minh bao phủ và khơi động để tạo thành; hôm
nay vô minh bị tan biến bởi thánh hiệu Di Đà, do đó oán tình cũng không
nơi nương tựa. Vậy thì yêu, thương, thù, hận…cũng chỉ tồn tại trong tâm
thức của chúng sanh qua ảo giác vô minh trong một niệm mê; nhưng không
thể tồn tại trong sự tỉnh thức cửa thức tâm hằng giác.
Công đức sáu chữ Di Đà
Thiền Tông lấy sự thấy tự tánh để làm nhân hạnh tu tập, sau đó có kết
quả là giác ngộ thành Phật. Chúng sanh từ nhiều đời bị vô minh che lấp
tự tánh, không tự mình nhìn thấy được ánh sáng chiếu diện nơi tự tâm ,
giống như mây mờ che ánh sáng mặt trời vào mùa đông. Hôm nay nhờ thiền
tập, vén được màn vô minh nhìn thấy được tự tánh vốn hằng thường trong
sáng. Từ nơi đây hành giả lặn sâu vào tàng thức lấy trí tuệ diệt tận gốc
rễ sự vô minh u tối của phiền não để hiển bày toàn bộ chơn giác mà xưa
nay sẵn có; nên gọi là giác ngộ, là thành Phật. Giống như mây tan thì
ánh sáng mặt trời sẽ hiển lộ, chiếu rọi khắp muôn phương vô phân biệt.
Nhưng muốn thấy được tánh, tức mỗi thời khắc trôi qua thân phải thiền
tập, ý phải gạn lọc tư tưởng rời xa phiền não, luôn ở trong chánh niệm.
Cũng có nghĩa là mỗi thời khắc phải rời xa ác nghiệp, thực hành thiện
nghiệp cho đến khi nhìn thấy được tự tâm.
Cũng vậy, liên hữu niệm Phật, là niệm tự tánh Di Đà. Vì mỗi chúng
sanh đều có Phật tánh, Phật tánh không khác khi ẩn tàn trong mỗi sắc
thân ngủ uẩn khác nhau của từng loại chúng sanh. Phật tánh cũng không
thêm khi thành Phật, và không bớt đi khi đọa vào địa ngục. Vả lại Phật
Phật đồng nhất thể; vậy thì tọa thiền để thấy tự tánh, giác ngộ thành
Phật, không khác gì khi chúng ta niệm Phật để hiển bày tự tánh Di Đà. Tự
tánh Di Đà là Phật nhân, sanh về Tây Phương Cực Lạc gặp Phật Di Đà, tu,
nghe pháp, chứng ngộ thành Phật là Phật quả.
Hiện tại chúng ta niệm Phật là niệm tự tâm. Vì tự nơi mỗi chúng sanh
ai cũng có Phật nhân, mà, khi đã có Phật nhân thì liền có Phật quả- là
thành Phật- Nhưng vì xưa nay phiền não nghiệp chướng của ta quá dày nên
Phật nhân không có cơ hội phát triển. Vậy, ta niệm Phật, tiếng niệm Phật
từng giờ từng phút gieo vào tâm tưởng vọng động của ta; bao nhiêu những
thứ vọng tưởng ác nghiệp lần hồi tan biến, và, thiện nghiệp phước huệ
sẽ hiển bày.
Chúng ta niệm Phật muốn hiểu bày tự tánh Di Đà, thì hằng ngày phải
tinh chuyên đừng để tâm thối lui. Giống như em bé vừa sanh, người mẹ
phải hằng ngày chăm sóc cho em bé cẩn thận, cho em bé bú sữa, cho em bé
ngủ lớn, lớn lên một chút cho ăn cháo cơm,…phải chăm sóc thường xuyên.
Nếu người mẹ cho em bé bú sữa một ngày; hai ba ngày không cho bú, hoặc
em bé khóc mà không tìm cách làm cho em bé nín, bỏ em bé vào những nơi
có ánh nắng mặt trời buổi trưa… Như vậy chẳng những em bé không thể lớn
mà có nguy cơ mất mạng. Cũng vậy, niệm Phật muốn thấy được tự tánh Di
Đà, muốn sanh về Tây Phương Cực Lạc, mà không tinh chuyên, một ngày niệm
năm ba ngày nghỉ, hoặc niệm mà chỉ muốn cầu chút ít phước đức hữu lậu ở
cõi trời và cõi người thì chúng ta sẽ không đạt được công đức vô lượng
vô biên của sáu chữ Di Đà. Những công đức ấy sẽ bị hạng hẹp ở nơi hữu
lậu; giống như em bé bị bệnh hoạn ốm yếu do người mẹ chăm sóc không chu
đáo.
Em bé mỗi ngày được bú sữa thường xuyên, và được chăm sóc cẩn thận
thì sẽ lớn lên một cách mập mạp dễ thương đầy đủ sức khỏe. Cũng thế niệm
Phật tinh chuyên, siêng năng, đầy đủ tín, hạnh, nguyện, thì ta nhất
định sẽ thấy được tự tánh Di Đà, nhất định sẽ sanh về Tây Phương, và sẽ
thành Phật.
Thấy tự tánh Di Đà hay sanh về Tây Phương cũng có nghĩa là đã dứt trừ
được phiền não vô minh, kiến hoặc tư hoặc, chuyển tâm phàm phu nơi thế
giới Ta Bà đau khổ thành tâm thanh tịnh của Thánh Chúng nơi Cảnh giới
Cực Lạc, chuyển thức thành trí, mà, hiển bày được vô lượng công đức. Vì
niệm Phật đạt được công đức vô lượng vô biên như thế, cho nên chúng ta
ai là người đang tu pháp môn niệm Phật thì nên cố gắng niệm thường xuyên
hơn; ai chưa chọn pháp môn niệm Phật, thì nay nên phát tâm chọn pháp
môn niệm Phật để tu; tất cả chúng ta nên niệm Phật với đầy đủ tín, hạnh,
nguyện,vững chắc để cầu sanh về Tây Phương Cực Lạc, thấy Phật Di Đà,
nghe pháp, chứng quả vị bất thối, hành trì hạnh Bồ Tát tiến vào Phật
quả.
Niệm Phật đoạn sanh tử
Một số quý vị đang tu tập nhân hạnh giải thoát, để được quả vị giải
thoát, nói cho đúng là muốn thành Phật. Nhất là một số quý vị đang tu
tập thiền định, lại cho rằng chỉ có thiền mới có thể đại triệt đại ngộ;
có nghĩa chỉ có thiền thì mới thành Phật, còn ngoài ra tu những pháp môn
khác thì không thể liễu sanh thoát tử. Hay nói cách khác thiền là Phật
thừa, là Tối Thượng Thừa, là khai ngộ thành Phật tức khắc; còn lại những
pháp môn khác, tu là thấp, ngộ là thấp, là thành Phật nhỏ, là Tiểu
Thừa..Do đó một vài vị thiền sư danh tiếng đương thời đã tuyên bố rằng: “
khi mới vào tu Thầy Tổ đã khuyên chúng tôi niệm Phật, vì bây giờ là
thời mạt pháp; nhưng chúng tôi cảm thấy không thỏa mãn với lời ấy. Bởi
lẽ xưa kia đức Thích Ca của chúng ta ngồi thiền dưới gốc Bồ Đề mà thành
Phật, chớ không phải do niệm Phật thành Phật….”. Câu nói trên đây
cũng đã làm cho một số người mới phát tâm tu có sự nhầm lẫn và hoang
mang trong vấn đề tu tập. Nhất là đối với liên hữu đang chọn pháp môn
niệm Phật có sự nghi ngờ về pháp môn tu của mình.
Nhân đây chúng tôi xin trình bày cùng với đại chúng trong Phổ Quang
Tịnh Nghiệp đạo tràng nầy, hoặc có thể rộng ra cùng với tất cả quí liên
hữu niệm Phật rằng: “ đừng nên để tâm xen động với ngoại cảnh, khi
mình đã chọn pháp môn tu; dầu cho câu nói ấy của một hiện thân Bồ Tát
hay Phật nói ra thì cũng không là cho tâm ta giao động”.
Tôi xin kể lại câu chuyện trong nhà thiền. Đại Mai Chí Thành là học
trò của Mã Tổ Đạo Nhất, sau khi học đạo với Mã Tổ một thời gian ngộ được
lý tức tâm tức Phật, ngài lui về nơi núi Đại Mai để tu dưỡng. Sau đó
mấy năm, Mã Tổ muốn biết sự đạt ngộ của Đại Mai tới đâu nên sai một vị
tăng đến hỏi đạo với Đại Mai và, sau đó đem những gì từ nơi đối đáp của
Đại Mai về cho Mã Tổ hay. Ngày nọ vị Tăng đến chỗ Đại Mai và hỏi:
- Đại sư ở nơi Mã Tổ đã ngộ được pháp gì mà lui về ẩn nơi núi này?
- Ta đã đạt được lý tức tâm tức Phật. Đạt Mai đáp.
- Nhưng đó là trước kia, còn ngày nay thì Tổ chỉ dạy phi tâm phi Phật mà thôi.
- Mặc kệ ông già ấy phi tâm phi Phật. Còn ta, ta chỉ biết tức tâm tức Phật. Đại Mai đáp.
Khách tăng về thưa lại với Mã Tổ, Mã Tổ kêu lên, trái mai đã chín. Ở
đây chúng ta thấy, Đại Mai đã dùng Tín Tâm, để khai mở và phát triển
hạnh nhân, thì nhất định quả vị sẽ đến một ngày không xa. Dầu cho lời
dạy của một người trước sau có sự khác biệt, mà người đó lại là thầy của
mình, thì tâm chúng ta trước sau cũng như một; như vậy quả vị mới được
tròn đầy.
Người tu thiền mà tự cho rằng chỉ có thiền mới mong dứt sạch được
phiền não mà thành Phật quả, tức là còn chấp có pháp tu pháp chứng, có
pháp cao, pháp thấp, pháp hơn pháp thua, không khác nào câu chuyện
phướng động gió động trong Pháp Bảo Đàn Kinh ( thiền quán không). Như
vậy chính người ấy tâm còn vọng động phân biệt, chưa liễu triệt và thể
nhập được tự tánh các pháp vốn không thực (trong kinh Kim Cang có đoạn
nói: chẳng những rời bỏ phi pháp, mà ngay cả chánh pháp chúng ta cũng
không nên để tâm đắm nhiễm), hoặc đoạn kệ khác trong kinh Kim Cang mà
một Thiền sư không thể không nằm lòng:
Nếu dung sắc tướng để thấy tự tánh
Hoặc từ nơi âm thanh mà tìm tự tánh
Thì kẻ ấy đang đi vào ma đạo
Vĩnh viễn không bao giờ thấy tánh.
Tôi xin đưa ra một câu chuyện về thiền khác để chúng ta có thể thấy
rõ hơn qua sự tu chứng, Mã Tổ Đạo Nhất, là một Thiền sư nổi tiếng sau
Lục Tổ Huệ Năng hai đời. Lúc nhỏ Mã Tổ theo học đạo nơi Nam Nhạc Hoài
Nhượng, một hôm Nam Nhạc đi quanh vườn chùa gặp lúc Mã Tổ đang ngồi
thiền phía trước chánh điện.
- Ông đang làm gì đó? Nam Nhạc hỏi.
- Bạch Hòa Thượng con đang ngồi thiền. Mã Tổ trả lời.
- Ngồi thiền để làm gì?
- Ngồi thiền để thành Phât.
Nghe mã Tổ trả lời như vậy, Nam Nhạc làm thinh không nói, liền chạy
thật nhanh ra phía sau chùa lấy một miếng ngói khom lung mài. Mã Tổ thấy
thái độ khác thường của Nam Nhạc nên vội đứng dậy chạy theo ra sau
chùa, thấy Nam Nhạc đang mài miếng ngói lấy làm lạ liền hỏi.
- Ta mài ngói.
- Mài ngói để làm chi?
- Mài ngói để làm gương.
- Mài ngói làm sao thành gương được
- Vậy thì ông ngồi thiền làm sao mà thành Phật được. Ngói là
ngói, gương là gương, thiền là thiền, Phật là Phật. Mài ngói đã không
thành gương, do đó ngồi thiền làm sao có thể thành Phật được.
- Ở đây chúng ta thấy quá rõ ràng nơi lời dạy của một bậc đại
Thiền sư. Nam Nhạc Hoài Nhượng là đệ tử đắc truyền của Lục Tổ Huệ Năng,
Mã Tổ là đệ tử đứng đầu của Nam Nhạc. Nhờ nơi thiền định mà ta phá trừ
được phiền não, thấy được tự tánh, ngộ được bản tâm mà đạt đạo. Đức Phật
Thích Ca thành Phật là cũng do nơi thấy được tự tánh, ngộ được bản tâm,
đối với thiền tọa cũng chỉ là một trong những phương tiện để đạt đến
cứu cánh. Phương tiện không phải là cứu cánh. Tất cả những lời Phật dạy
đều là phương tiện, giống như ngón tay chỉ mặt trăng ( nhứt thiết tu đa
la giáo như tiêu nguyệt chỉ), đừng nên lầm. Thiền tập hay niệm Phật đều
là phương tiện để khế hợp với trình độ và điều kiện sở thích của từng
chúng sanh để đạt đến cứu cánh. Vậy thì thiền tọa hay niệm Phật không có
gì khác biệt trong sự tu trì để phá trừ phiền não, đạt đến mục đích là
Phật. Nếu có khác đi chăng cũng là do sự phân biệt của từng tâm niệm của
chúng sanh mà ra.
Thiền tọa hay niệm Phật cũng đều là phương pháp tu từ nơi đức Phật
Thích Ca chỉ dạy. Vậy tại sao người tu thiền lại tự cho thiền tọa là
chính thống, là tối thượng. Người tu niệm Phật lại cho Tịnh Độ là cao
tột…tất cả những tư tưởng ấy đều phát khởi từ nơi vọng tưởng điên đảo
của phàm phu mà có. Còn có một chút kiến thức phân biệt là ta có cơ hội
đi vào tà pháp. Cho nên hành giả có thiền tọa hay niệm Phật, thì tâm
phải chánh, không ta không người, mà chỉ một mặt hướng về Phật quả; điều
đó mới mang lại cho ta sự giải thoát toàn triệt.
Tại sao chư Tổ thượng khuyên chúng sanh nơi đời mạt pháp nên chọn
pháp môn niệm Phật mà cầu sanh về cảnh Cực Lạc Tây Phương? Bởi vì ngày
xưa con người sống bằng nông nghiệp, tư tưởng rất là bình lặng đối với
ngoại cảnh, cho nên người tu thiền định rất dễ chế ngự được vọng tâm và
mau thấy được tự tánh.
Thời nay (thời mạt pháp) con người sồng trong xã hội quay cuồng với
sự tính toán máy móc, cho nên cơ tâm con người quá ư là phức tạp, mà,
hành giả thiền tọa để chế ngự vọng tâm có điều hơi khó khăn lúc khởi
đầu. Trái lại, lấy tiếng niệm Phật là động (vì niệm phật có bốn cách:
Thật tướng niệm Phật, Quán tưởng niệm Phật, Quán tượng niệm Phật, và Trì
danh niệm Phật), để chế ngự cái vọng của nội tâm lúc ban đầu có phần
thoải mái hơn. Mặt khác, thời buổi cơ khí con người sống gần như một cái
máy, làm việc vật vả hàng ngày; ngay cả những tu sĩ cũng không ngồi yên
suốt ngày để tọa thiền ( đành rằng thiền không phải chỉ có ngồi, nhưng
người học thiền không nương nơi ngồi để tịnh tâm lúc ban đầu thì khó mà
định được tâm), mà phải lo nhiều Phật sự khác nhau. Điều này cho thấy là
pháp môn niệm Phật rất phù hợp cho nhiều tầng lớp từ thành thị tới thôn
quê, từ già đến trẻ, từ người thất nghiệp đến kẻ đi làm. Khi ta đang
làm việc trong một cơ xưởng, chân tay đang điều khiển một cái máy, lúc
đó miệng chúng ta niệm Phật một cách dễ dàng, hoặc lúc lái xe ta cũng có
thể niệm Phật; nếu, trong lúc lái xe miệng niệm Phật không được thì ta
có thể bỏ băng nhựa niệm Phật để nghe, trái lại ta không thể thực hành
thiền tọa trong khi điều khiển máy hoặc lái xe trên ca lộ. Đành rằng ở
mức độ cao hơn của thiền và tịnh đều có thể thực hành trong lúc đi,
đứng, nằm, ngồi; nhưng, khởi đầu cho sự thực tập, việc ngồi thiền để
kiểm thúc nội tâm là điều cần thiết hơn là tự xông vào những nơi ồn ào
náo nhiệt để tìm sự tịnh tâm. Đây cũng là lý do mà chư Tổ đã nhìn thấy
tùy thời gian, không gian, hoàn cảnh xã hội, căn cơ của chúng sanh mà
các ngài đã phương tiện dùng pháp môn nào của Phật dạy cho phù hợp và
đem lại nhiều lợi ích và kết quả cho mọi người. Không phải thiền tập là
giành riêng cho hạng đại căn thông minh; cũng không phải niệm Phật là để
cho các cụ già cả, dốt nát, căn trí thấp nhỏ…mà, thiền hay tịnh gì cũng
là pháp môn tu chung cho mọi tầng lớp khác nhau. Nhưng với thời hiện
tại con người cơ tâm quá ư là phức tạp. Do đó công năng của sáu chữ Di
Đà có đủ cơ duyên đánh tan nghiệp lực, cơ tâm của con người trong xã hội
hiện nay hơn là thiền tọa. Điều đó không có nghĩa là tịnh cao hơn thiền
hay thiền cao hơn tịnh…
Trong Pháp Bảo Đàn Kinh có một đoạn nói rằng: “ người Đông Phương có tội niệm Phật cầu sanh về Tây phương. Vậy người Tây phương có tội cầu sanh về phương nào?”.
Đây chỉ là một ví dụ để chỉ rõ cho những người dụng công niệm Phật mà
chỉ mong cầu chút ít phước đức hữu lậu, không xa rời được phiền não.
Người tu mà không quyết tâm rời xa phiền não ác nghiệp thì dầu cho có tu
thiền hay tịnh cũng không đạt được sự giải thoát rốt ráo.
Vả lại, nói Tây Phương là đối với thế giới Ta Bà của chúng ta về
phương hướng; nhưng, đối với mười phương chư Phật hằng hà sa thế giới
thì danh từ Tây Phương không còn ý nghĩa. Niệm Phật muốn vãng sanh về
thế giới Tây Phương của Phật Di Đà không chỉ giành riêng cho chúng sanh
nơi cõi Ta Bà hay những thế giới ở phương Đông tạo tội niệm Phật cầu
sanh Tây Phương tạo tội cầu sanh về đâu không còn là vấn đề được nêu ra.
Mặt khác, theo lời của Phật Thích Ca thì chúng sanh ở nơi cõi Tây
Phương của Phật Di Đà đã diệt trừ được sự tham dục, tà kiến, chứng ở quả
vị bất thối, từ nơi liên hoa hóa sanh; vậy thì, việc chúng sanh ở nơi
Tây Phương tạo tội là điều không thể có. Giống như ta nói người đã chứng
quả A La Hán phạm tội dâm dục (việc này không thể xảy ra).
Vả lại, câu nói trên trong Pháp Bảo Đàn Kinh về lý thì thông; nhưng,
về sự thì lại có phần hơi tối nghĩa. Do đó, theo tôi nghĩ có lẽ người
đời sau mượn lời của Lục Tổ phê bình người tu Tịnh Độ mục đích đề cao
môn phái thiền của mình. Vì theo Pháp Bảo Đàn Kinh có nói Lục Tổ là
người không biết chữ chỉ giảng theo ý người hỏi hoặc có người đọc kinh
thì Tổ y theo đó mà giảng; nhưng trong Pháp Bảo Đàn cũng có và nơi đã
dẫn chứng từ những bộ kinh khác như Tịnh Danh, Bồ Tát giới… điều này cho
thấy người đời sau đã thêm vào một vài đoạn trong kinh Bảo Đàn để tăng
thêm phần biện chứng hơn là của chính Lục Tổ nói ra. Mặt khác, đoạn
kinh nơi Pháp Bảo Đàn nói rằng cõi Tây Phương của Phật Di Đà cách đây
không xa (mười muôn tám ngàn dặm), điều nầy cho thấy người sau thêm vào,
nhưng lại lầm về sự; vì, không có kinh nào cho rằng cõi Ta Bà cách xa
Tây Phương mười muôn tám nghàn dặm cả. Nơi kinh Di Đà có nói: từ thế
giới Ta Bà qua thế giới Cực Lạc cách xa mười muôn ức cõi Phật. Riêng
thế giới Ta Bà chúng ta đã biết gồm có một tỷ tiểu thế giới (một tỷ thái
dương hệ), tức là mới nói một cõi Phật. Vậy nói mười muôn ức cõi Phật
về sự tướng thì không thể nhầm lẫn với mười muôn tám ngàn dặm được.
Như trên đã nói niệm Phật là niệm tự tánh Di Đà. Niệm Phật phải cần
ba điều tín, hạnh và nguyện: tín là tin lời Phật dạy không hư dối, tin
nơi khả năng hành trì, tin pháp môn tu, tin tự tánh chính mình. Hạnh là
thực hành câu niệm Phật thường xuyên không gián đoạn, như người mẹ chăm
sóc em bé. Và, nguyện xa lìa cảnh giới ô trược phiền não đau khổ Ta Bà
mà cầu sanh về cảnh Tây Phương Cực Lạc. Xa lìa cảnh giới Ta Bà huyễn
mộng phiền não cũng có nghĩa là không còn đắm nhiễm trong dục lạc của
ngũ dục. sanh qua thế giới Cực Lạc của Phật Di Đà cũng có nghĩa là thể
nhập được tự tánh, hiễn bày pháp tánh diệu dụng, là chứng được quả vị
bất thối Bồ Tát, là đoạn sanh tử.
Sanh tử luân hồi trong thế giới Ta Bà ngũ trược đau khổ, là vì mang
thân ngũ uẩn. Xả bỏ thân ngũ uẩn nơi thế giới Ta Bà, nguyện sanh qua thế
giới Cực Lạc là, bỏ thân uế trược phiền não huyễn mộng lấy thân thanh
tịnh, thường lạc; bỏ vọng tưởng thể nhập vào diệu hữu chọn thường, lìa
mê đạt ngộ. Chuyển thức thành trí.
Chúng sanh sống trong thế giới Ta Bà mang tâm tham dục sân hận, thấy
thân ngũ uẩn thật, nên đau khổ sanh tử trong lục đạo. Niệm Phật cầu sanh
Tây Phương là, lìa bỏ tâm tham dục sân hận, quán chiếu ngũ uẩn không,
lìa ngũ trược ác thế, đoạn sanh tử trong lục đạo, đạt được than tâm
thanh tịnh, an trụ trong pháp giới tự tánh, ấy là sanh Tây Phương. Một
câu chuyện dưới đây cho ta thấy niệm Phật là chuyển tâm tham dục sân hận
Ta Bà thành tâm thanh tịnh Cực Lạc, chuyển than ngũ trược ác thế thành
thân liên hoa hóa sanh trong hiện đời: ấy cũng gọi là đạt được niệm Phật
tam muội.
Có hai cha con người Nhật rất giàu có, người con đã quy y theo Phật,
thường đến chùa cúng dường, nghe giảng pháp, tụng kinh. Nhưng trái lại
người cha thì tánh tình tham lam keo kiệt, chỉ biết tiền, không tin Phật
Pháp, tự mình không cúng dường bố thí, nhưng nếu thấy người khác cúng
dường thì lại không ưa, mà còn sanh tâm đố kỵ, hủy báng. Ông có 99 đồng
tiền thì phải tìm thêm được một đồng nữa để đủ 100 đồng mà bỏ vào ngân
hàng. Người con thấy vậy rất buồn, đến chùa thưa với vị thầy mà mình đã
quy y để tìm cách hóa độ người cha tham lam ấy tin Phật và biết tu, biết
bố thí… Sau khi bàn luận hai thầy trò đồng ý giải pháp, mướn người cha
niệm Phật trả tiền hàng ngày với số tiền cao hơn người lao động bên
ngoài. Dĩ nhiên tiền này là của người con mang từ nhà lên cho Thầy trả
lương mà không cho người cha biết.
Người cha rất mừng vì công việc quá dễ mà lại được lương cao. Ông bắt
đầu niệm Phật từ sáng đến chiều trong mọi thời gian đi đứng nằm ngồi
chiều đến ông ghi vào sổ là đã niệm được bao nhiêu và lên chùa gặp thầy
để lãnh tiền. Lúc đầu ngày nào ông cũng mong chiều đến nhanh để lên chùa
lãnh tiền; nhưng, sau một năm niệm Phật, thỉnh thoảng ông lại quên buổi
chiều quan trọng ấy, nên có khi hai ba ngày mới đến chùa để nhận tiền
một lần. Sau hai năm sự niệm Phật đã trở thành một nghề thích thú, bây
giờ ông già cảm thấy yêu nghề hơn là yêu tiền, nên thỉnh thoảng một vài
tuần, có khi một tháng mới nhớ lại lên chùa nhận tiền lương. Thời gian
sau ba năm niệm Phật, bệnh tham lam tiền bạc của ông không còn nữa, bây
giờ hằng ngày ông chỉ biết niệm Phật, ngoài ra không để ý đến những sự
việc khác, ngay cả không còn nhớ trước kia ba năm ông thầy đã mướn mình
niệm Phật. Tâm của ông thật sự đã thanh tịnh, đã đi vào niệm Phật tam
muội. Cảnh vật chung quanh ông bây giờ là cảnh Tây Phương Cực Lạc.
Mang tâm tham dục phiền não niệm Phật mà có thể đạt đến sự an tịnh
của nội tâm và ngoại cảnh như thế, huống hồ chúng ta phát đại nguyện, vì
cầu giải thoát mà niệm Phật thì công đức ấy sẽ gấp trăm ngàn lần. Cho
nên biết rằng, người có đầy đủ tín, hạnh, nguyện mà niệm Phật thí chắc
chắn sẽ được sanh về cõi Tịnh Độ là điều không thể nghi ngờ. Chúng ta
hãy nên lợi dụng thời gian còn lại của cuộc đời mà tinh chuyên niệm
Phật, kẻo vô thường đến thì không còn kịp, nên cẩn trọng tinh tấn. Nam
Mô A Di Đà Phật!
Ta Bà là thế giới mộng cảnh
Chư thiện hữu! Chúng ta mang thân chúng sanh sống chết trong sáu
đường, khi vui khi buồn, khi sướng khi khổ, thật sự chẳng khác nào là
một giấc chiêm bao dài. Mọi thứ chung quanh ta không gì tồn tại một cách
vĩnh hằng, mà chỉ đến rồi đi như mộng. Chúng sanh vì phiển não sở
chướng, chấp có chấp không, chấp ta chấp người, nên đi trong sanh tử
mộng ảo. Phiền não sở chướng vốn không nhưng khởi vọng tình chấp có, đó
là gây nhân điên đảo mộng tưởng, nhân đã mộng nên quả cũng chẳng có
thật. Nhân của tam giới vốn không, là mộng; vậy thì, quả của tam giới
lấy gì mà thật, mà tồn tại. Cho nên nói tam giới vốn không, là mộng; vậy
thì,, quả của tam giới lấy gì mà thật, mà tồn tại. Cho nên nói tam giới
như không hoa, chỉ là mộng tưởng điên đảo.
Người niệm Phật nhìn thấy được sự mộng ảo của thế giới Ta Bà, cho nên
biết rằng tội chướng nghiệp báo, phước đức đều là mộng, nên không còn
đắm nhiễm ngũ dục để tạo nghiệp chướng; cũng không khởi tâm đam mê phước
đức hữu lậu để niệm Phật mà cầu sanh về các cõi Trời. Người niệm Phật
bây giờ chỉ nương câu niệm Phật để phá trừ cảnh giới huyễn mộng Ta Bà mà
tâm ta từ xưa nay đã đắm nhiễm. Người niệm Phật chẳng những chỉ xa lìa
tâm cấu nhiễm của cảnh giới huyễn mộng mà, phải vượt ra khỏi niềm an lạc
của tự tâm trong lúc niệm Phật. Sự khổ lạc đối với cảnh nhất như của tự
tánh Di Đà không còn là phạm trù của sự chứa nhóm.
Mượn cảnh mộng đạt thật tướng
Tam giới vốn không thật, ngũ uẩn: sắc, thọ, tưởng, hành, thức vốn
không có tướng chân thật, nhất định. Nhưng nếu đã nói giả tướng vậy thì
lấy gì để tu, lấy gì để chứng?
Kinh Kim Cang Phật dạy: “ Nếu không thấy tướng của các pháp vốn không tướng ầy là Như Lai tướng”,
Như Lai là thật tướng Pháp Thân, là chân thật tướng, là tự tánh của các
pháp. Từ nơi mộng cảnh không thật của vạn pháp ấy là chân thật niệm
Phật, là liễu sanh thoát tử. Nương nơi cảnh huyễn mộng của các pháp ta
có thể đến tự tánh chân thật của sự tướng. Vì có huyễn cảnh giả hợp của :
sắc, thọ, tưởng, hành và thức nên ta mới nhận ra được thật tướng của
vạn pháp ẩn tàn nơi giả cảnh. Nhờ huyễn cảnh của sắc tướng: tượng Phật,
chùa, giáo lý, giới luật, âm thanh của tiếng niệm Phật…mà ta có thể
nương vào để đạt đến tự tánh thật tướng.
Trên phương diện lý tánh ta không chấp vào giả cảnh, tâm có chỗ trụ
để tạo nghiệp; nhưng, về sự tướng nhờ huyễn cảnh mà chúng sanh bỏ ác làm
thiện, phát tâm tu hành, trì trai giữ giới, tọa thiền niệm Phật; từ nơi
đây mới có thể đạt được cái thanh tịnh của tự tánh. Cảnh tuy giả nhưng
liên hữu niệm Phật không nương nơi tiếng niệm Phật thì không thể vãng
sanh về Tây Phương.Vả lại, niệm Phật phải đầy đủ tín, hạnh, nguyện nếu
thiếu một thì hạnh quả sẽ không thành.
Sáu chữ Di Đà diệt trừ ngũ dục
Chúng ta đang sống ở thế giới này thường hay nghe nói đến ma quỷ, ta
tưởng rằng ma là có ba đầu sáu tay, thường hay gây đau khổ cho người...
hoặc ma quỷ có thể ăn thịt người như trong phim ma mà ta thường thấy.
Nếu ma mà có thể ăn thịt người thì chúng cũng có thể giết được một mạng
sống của ta một lần mà thôi. Nhưng ở đây, Phật dạy cho ta biết đó là ma
ngũ dục: tài, sắc, danh, thực và thùy; năm thứ ma độc này hại hơn gấp
trăm lần của con ma có thể ăn thịt người. Vì năm thứ dục nhiễm nầy có
thể giết chết chúng ta trăm đời ngàn kiếp trong sự luân hồi đau khổ ở
nơi ba ác đạo.
Trong kinh pháp Hoa Phật dạy: “ người mà bị con ma ngũ dục sai khiến thì không thể vì họ mà nói kinh Pháp Hoa”.
Không nghe được kinh Pháp Hoa là không thể thấy được tự tánh, là đắm
chìm trong phiền não, là có cơ hội đi vào địa ngục, ngã quỷ, súc sanh.
Người niệm Phật mà bị ma ngũ dục lôi cuốn, thì cơ hội sanh về Tây Phương
rất mỏng manh, còn cơ hội đọa lạc vào ba đường ác thì rất dễ dàng.
Niệm Phật cầu sanh Tây Phương, cũng có nghĩa là ta cùng với ma ngũ
dục đang đánh nhau. Nếu ta nương tay không quyết chiến đấu một cách mãnh
liệt thì đối phương sẽ tiêu diệt ta; có nghĩa là ngũ dục sẽ tăng trưởng
trong thâm tâm ta ngày càng nhiều đến khi ta bị thua trận. Cho nên,
liên hữu niệm Phật nhất định phải dũng mãnh chiền đấu để tiêu diệt đối
phương là năm con ma: tiền tài, sắc đẹp, danh vọng, ăn uống và ngủ nghỉ.
Ưu Bà Tắc Giới kinh đức Phật có dạy: “ Bồ Tát có hai loại; một Bồ Tát xuất gia, hai Bồ Tát tại gia. Bồ Tát xuất gia tu hành dễ, trái lại Bồ Tát tại gia tu hành khó”.
Tại sao? Chúng ta hãy nhìn xem, người xuất gia ở chùa, phần nhiều thời
giờ để vào việc: học Phật, tụng kinh, ngồi thiền, niệm Phật, làm việc
Phật sự, ít có thời giờ tiếp xúc với sự hơn thua ngoài xã hội. Trái lại
người tại gia, trên có cha mẹ lo phụng dưỡng, dưới lo chăm sóc vợ
(chồng), anh em, con, cháu, lại còn có bạn bè giao tiếp ơn nghĩa phải
trái đối với xã hội, làng xóm...hầu hết thời gian lo cho cuộc sống gia
đình, tâm ý tính toán suy nghĩ khó mà chu toàn không có điều khiếm
khuyết. Mỗi việc mỗi việc phải nhẫn nhịn thì mới có thể trở thành một
con người toàn thiện.
Trong luật thường dạy người phát tâm xuất gia học đạo giải thoát là
một đại trượng phu; nhưng nếu là một cư sĩ tại gia, gia công tu tập
tương tục không gián đoạn, tâm mong cầu giải thoát cũng là một bậc đại
trượng phu không thua gì người xuất gia. Tại gia cư sĩ năm món ma
chướng; tài, sắc, danh, thực, thùy luôn luôn bám sát bên mình, muốn để
có khả năng tiêu diệt được ma ngũ dục, chỉ có sáu chữ Di Đà Thánh Hiệu
mới có công năng giúp người tại gia hoàn thành sứ mạng để hiển bày tự
tánh mà trực chỉ Tây Phương nhập vào dòng Thánh, chứng được bất thối vị.
Thỉnh chư vị hãy tinh chuyên niệm Phật.
Nam Mô A Di Đà Phật!
Niệm Phật phải cầu sanh Tây Phương Cực Lạc
Hầu hết Bắc Tông Phật Giáo bao gồm tu sĩ và cư sĩ hàng ngày đều niệm câu “ Nam Mô A Di Đà Phật”
ít nhất là trong lúc chào hỏi gặp nhau. Điều này cho thấy là pháp môn
Tịnh Độ đã ăn sâu vào tư tưởng của người Phật tử. Tuy hầu hết đều biết
niệm câu: “Nam Mô A Di Đà Phật” nhưng không biết mục đích của
sự niệm Phật nên thường hay rơi vào những trường hợp sau: nhiều tín đồ
thường xuyên đi chùa lễ Phật, thấy bạn bè niệm Phật, ham vui tự mình
cũng gia nhập theo hàng ngũ để niệm Phật tụng kinh, nhưng không rõ niệm
Phật để làm gì? Tuy rằng sự tu niệm nầy cũng có mang lại một ít phước
đức, nhưng không phải là sự mong cầu Phật đạo.
- Có người niệm Phật là để cầu cho con cháu sung túc, đoàn tụ
gia đình làm ăn phát đạt, sức khỏe dồi dào, buôn bán nhiều lợi lộc,
phát tài trúng số... điều này cũng tốt nhưng không hợp với sự mong cầu
giải thoát
- Có người vì đời sống khổ sở, tình cảm đau khổ, buồn chán,
gặp điều không vừa ý, diện mạo xấu xa; phát tâm niệm Phật mong cầu hết
khổ đời này, đời sau sanh làm người xinh đẹp. Tiền của giàu có không bị
người khinh chê....như vậy không hợp với sự liễu sanh thoát tử của nhà
Phật, và cũng không hợp bàn nguyện của chư Phật ra đời.
- Lại có người nhận thấy sự đau khổ của cuộc đời mà Phát tâm
niệm Phật để cầu sanh lên các cõi Trời được hưởng lạc an vui, niệm như
thế cũng không là người chân chánh niệm Phật, chưa đúng với pháp môn
Tịnh Độ.
- Hoặc có người niệm Phật mong bỏ thân này chuyển lại kiếp
sau gặp được Phật pháp xuất gia tu học, hoằng dương chánh pháp, lợi lạc
chúng sanh; niệm phật như vậy cũng chưa gọi là đầy đủ trí lực trong lúc
niệm Phật. Vì sao? Vì khi chuyển thế đầu thai, tuy rằng có gặp Phật
pháp, xuất gia tu học, nhưng không chắc chắn là kiếp đó mình có thể
chứng được đạo, dù rằng túc duyên đầy đủ thiện nghiệp có thừa, có thể
ngộ được đạo; nhưng chưa chứng thì con đường sanh tử vẫn còn nên sự mê
mờ e rằng khó thoát giống như: Giám Không đại sư đời Đường, hoặc Viên
Quán đại sư đời Đường, hoặc Viên Quán đại sư, Pháp Vân đại sư, Hải Ấn
đại sư, Mạt Sơn đại sư, Giới Diễn thiền sư....các vị nầy chuyển thế đầu
thai kiếp thứ ba phần nhiều đi vào thế tục bỏ mất hạnh nguyện của kẻ
xuất gia, như vậy dần dần sẽ rơi vào mê lộ sanh tử trở lại, và cơ hội sa
đọa vào ba đường ác khó mà thoát khỏi.Giới Diễn thiền sư là kiếp trước
của Tô Đông Pha sau khi làm quan chẳng những đã không tu, không hộ trì
chánh pháp mà lại còn hủy báng chống phá Phật pháp cho đến khi gặp Phật
Ấn thiền sư mới hóa độ được ông. Điều này cho thấy niệm Phật cầu kiếp
sau chuyển thế làm người xuất gia không phải là việc tốt. Nhìn lại thời
mạt pháp, chúng ta lại càng không nên phát nguyện chuyển thế làm người
xuất gia tu học; vì chướng duyên nghịch cảnh quá nhiều, trong một đời kế
tiếp nếu không chuyển được đạo thì lại phải phập thai và, phần phước
đức hữu lậu sẽ có cơ hội làm ngăn cản bản nguyện mong cầu giải thoát ban
đầu và đưa chúng ta đi vào nhiều phen sanh tử.
Vậy chúng ta phải niệm Phật như thế nào mới đúng tinh thần mong cầu
của mình và hợp với bản nguyện của chư Phật xuất thế độ sanh trong mười
phương thế giới ba đời?
Chư Phật trong mười phương Ứng Thân nhập thế là vì muốn cho tất cả
chúng sanh đi vào đạo quả giải thoát, liễu sanh thoát tử. Bản nguyện này
nói rất rõ trong kinh Pháp Hoa. Chư Phật nhìn thấy chúng sanh sẵn có
đầy đủ các đức tướng Như Lai; nhưng, vì nghiệp duyên trần lao trói buộc
nên mãi chịu sống loạn thác cuồng trong mê lầm ảo ảnh. Khi có được chút
ít thiện duyên phước đức thì sanh lên các cõi Trời hưởng phước, tuy
nhiên khi hết phước thì cũng bị đọa lạc trong vòng ác đạo. Nếu thiện
duyên không có mà ác nghiệp lại nhiều thì con đường ác đạo mở cửa đón
chờ. Cho nên, Thế Tôn muốn cho chúng sanh trong sáu nẻo luân hồi thật sự
phải đoạn trừ sanh tử. Đoạn trừ sanh tử ấy là chứng quả vi A La Hán,
nhưng quả vị A La Hán chỉ có những vị xuất gia mới chứng được, còn lại
đa số quần chúng Phật tử thì lại không đạt đươc. Đoạn sanh tử thiền gia
gọi là kiến tánh chứng ngộ, nhưng mấy ai mà thiền tọa được chứng ngộ,
họa chăng cũng chỉ mới có đủ công năng thiền tọa đến chỗ kiến tánh chứng
ngộ, mà đa phần phải nhập thai chuyển thế để tiếp tục tu; nhưng thời
mạt pháp, Phật pháp dần dần đi vào chỗ hủy diệt theo định luật tự nhiên:
thành, trụ, hoại, không của vạn pháp. Vậy chuyển thế để tiếp tục tu,
con đường nghịch cảnh khó khăn vạn lần, trăm người chuyển thế một vài
người chứng ngộ.
Đa số quần chúng tu tập theo thiền tọa thì nhiều lắm cũng chỉ đạt
được chút ít định tâm thì giống như lấy đá đè cỏ, cỏ tuy không mọc nhưng
củ rễ vẫn còn, gặp duyên tản đá bị lăn đi nơi khác thì cỏ liền mọc trở
lại. Cho nên biết rằng chỉ có pháp môn niệm Phật cầu vãng sanh Tây
Phương là dễ dàng và phổ cập cho mọi tầng lớp từ xuất gia đến người tại
gia cư sĩ mong muốn cầu đoạn trừ sanh tử chứng quả Niết Bàn ở thời mạt
pháp này.
Vậy nên niệm Phật mà chỉ mong cầu chút phước báo ở cõi trời hoặc cõi
người; hay niệm Phật mà mong cầu chuyển thế làm vị Cao Tăng đều là phí
công chưa đúng mức của sự niệm Phật, mà, cũng không phù hợp với bản
nguyện độ sanh của chư Phật. Chúng ta phải một lòng phát đại hùng tâm;
tín, hạnh, nguyện đầy đủ mong quyết xả bỏ thân ngũ uẩn giả tạm đời này ở
thế giới Ta Bà mà cầu sanh về Tây Phương cực Lạc, nhập vào đại chúng
bất thối Bồ Tát thì con đường chứng quả Phật đạo không còn xa, lúc ấy
chúng ta cũng có thể Ứng Thân trở lại thế giới Ta Bà mà không sợ bị ác
duyên làm mê muội.
Như vậy, hiện tại là đến thời kỳ mạt pháp, chướng duyên nghịch cảnh
trùng trùng, ác hữu ác nhân đầy dẫy, người tu hành chứng đạo thì quá ít,
phần nhiều xuôi theo thế tục, hoặc họa lắm thì chỉ hiểu trên văn chương
chữ nghĩa; hay nói đến thiền tọa hình như chỉ còn là phong trào, còn sự
chứng ngộ thì cũng như ánh sáng đom đóm ở giữa hư không. Do vậy, đại
chúng đồng tu có tâm mong cầu đoạn sanh tử trong một đời thì không còn
pháp môn tu nào thuận tiện và dễ dàng cho quý vị hơn là pháp môn niệm
Phật cầu vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc gặp Phật A Di Đà.
Ấn Quang đại sư một bậc Cao Tăng cận đại, là tổ thứ mười ba của Tịnh Độ Tông ở Trung Hoa có dạy: “Thời mạt
pháp, chúng sanh nghiệp nặng, tâm tạp; nếu ngoài pháp môn niệm Phật mà
tu các pháp môn khác. Chỉ gieo được phần trí tuệ, phước đức căn lành thì
có; nhưng phần liễu thoát sanh tử luân hồi trong hiện thế thì không.
Tuy có một vài vị cao đức phi thường, song đó chỉ là những bậc Bồ Tát
hiện thế mà làm mô phạm cho chúng sanh, như Kinh Lăng Nghiêm đã nói.
Nhưng các vị ấy cũng chỉ nương theo trình độ chúng sanh mà thị hiện ngộ
đạo chứ không phải chứng đạo. Pháp môn Tịnh Độ thời nay tuy ít người
chứng được niệm Phật tam muội như xưa; nhưng cũng có thể nương theo
nguyện lực của mình và bản nguyện của Phật A Di Đà mà đới nghiệp vãng
sanh về cõi Cực Lạc. Từ đây không còn sanh tử luân hồi, mà lần tu tập
cho đến lúc chứng quả vô sanh”.
Sự thù thắng và phổ cập của pháp môn niệm Phật cho quảng đại quần
chúng ngoài sự giới thiệu cửa Đức Thích Ca Mâu Ni, tiếp theo còn có các
vị Bồ Tát khuyên bảo mọi người nên nguyện vãng sanh về Tây Phương như:
Văn Thù, Phổ Hiền, Mã Minh, Long Thọ; các vị Tổ sư cả thiền lẫn tịnh
như: Vĩnh Minh, Trí Giả, Triệt Ngộ, Liên Trì, Thiện Đạo, Ngẫu Ích, Ấn
Quang... Vĩnh Minh, Triệt Ngộ, Liên Trì đều là những thiền sư nổi tiếng
bên Thiền Tông sau khi tham thiền đạt ngộ, chuyển hướng niệm Phật cầu
vãng sanh. Phải biết pháp môn niệm Phật là nhiệm mầu và hợp cơ với chúng
sanh thời mạt pháp đến dường nào. Quý tổ sư là bậc thạc đức Cao Tăng mà
còn niệm Phật mong cầu về Tây Phương huống chi ta là hàng hậu học phước
mỏng tội dày; vả lại hàng cư sĩ tại gia duyên nghiệp chồng chất mà
không mong hướng về tây Phương Cực Lạc thì còn đường nào khác để đi.
Trong kinh Hoa Nghiêm phẩm phổ hiền sau khi Bồ Tát Phổ Hiền phát mười
đại nguyện , khuyến phát các vị Bồ tát từ Thập Tín, Thập Trụ, Thập
Hạnh, Thập Hồi Hướng cho đến Thập Địa đều nên phát nguyện cầu vãng sanh
về Tây Phương. Cho nên biết rằng những ai vì bảo vệ Tông Môn hay có lối
nhìn thiên kiến mà chê hay phê bình pháp môn Tịnh Độ là yếu kém, ươn hèn
vọng ngoại, không tự lực được phải nhờ tha lực, là pháp môn tu để cho
ông già bà cả, cho những người dốt nát ít học, Phật Thích Ca không phải
do niệm Phật mà thành Phật. Như vậy, là họ tự khinh chê chính bản thân
của họ, hoặc tệ hại hơn họ tự khinh chê đức Thế Tôn Thích Ca Mau Ni
Phật, các vị bồ Tát Mã Minh, Long Thọ, Văn Thù, Phổ Hiền,là những vị tổ
của Thiền Tông hay các vị Thiền sư chính tông như: Vĩnh Minh, Triệt Ngộ,
Liên Trì...do đây xin nhắc nhở những người tu thiền, hãy chuyên tâm
thiền định cho đến ngày kiến tánh chứng đạo; không phải chỉ ở chỗ ngộ
đạo; đừng nên tạp niệm để ý phân biệt đó đây mà rơi vào vòng biên kiến.
Đối với liên hữu niệm Phật nên vững tâm tiến bước trên đường niệm Phật
với đầy đủ tín, hạnh, nguyện cũng chắc, mong cầu sanh về Tây Phương Cực
Lạc đừng bận tâm đối với ngoại cảnh chung quanh, dầu cho ngoại cảnh ấy
là những trường hợp đặc biệt. Có như vậy thì một hoa sen ở ao Liên Trì
nơi cảnh Tây Phương vừa mọc lên đã ghi sẵn tên riêng của mình để chờ
ngày đón rước quý vị.
(Còn tiếp)
0 Kommentare:
Đăng nhận xét