Nay tôi xin thành tâm sám hối thay thế cho mẹ
tôi. Tất cả công đức lành tôi xin hồi hướng đến cho quý vị để quý vị vãng sanh
về Thế Giới Cực Lạc của Phật A Di Đà. Giờ đây tôi xin niệm Chú Vãng Sanh để tất
cả quý vị có thể về với Phật.” Và lúc ấy tôi đã nhiếp tâm vào từng câu thần chú
phát ra từ trong tâm tưởng, cùng lúc quán tưởng từng con vi trùng từ nơi cổ mẫu
thân đang ngự trên hoa sen bay về phía Phật A Di Đà...
(Tiếp theo và hết)
Từ ngày biết
đến Phật pháp và pháp môn Tịnh Độ tôi thường hay gọi điện thoại và gửi thư về
cho mẫu thân, nhắc nhở cụ niệm Phật cầu vãng sanh, nhưng tiếc rằng thiện căn,
phước đức của cụ còn ít quá nên cụ niệm Phật có lẽ không được là bao. Tôi nhớ
ngày còn nhỏ tôi thường hay quấn quít bên mẫu thân và thấy cụ cắt cổ gà, làm
thịt tại nhà đôi lần. Có lần cụ cắt tiết con gà xong, bỏ vào nồi đậy lại. Vậy
mà một tiếng sau, khi đổ nước sôi vào để làm lông thì bỗng dưng nắp nồi bật
tung lên, kế đó con gà vùng dậy, đầu ngật ngưỡng tung chạy ra ngoài làm mọi
người phải rượt theo bắt và giết lần nữa. Có thể vì mang nghiệp như thế nên giờ
cụ đã bị ung thư bướu cổ. Cục bướu của cụ rất to, cỡ bằng trái bưởi nhìn rất
kinh sợ. Máu rỉ ra từ nơi bướu đóng cứng thành cục. Những tháng cuối cùng của
đời cụ máu cứ rỉ ra từng giọt từ bướu khiến người trong nhà phải may một cái
bao vải đặc biệt để thấm máu, đeo vào cổ mẫu thân. Vài tiếng là phải thay bao
vải một lần. Cảnh vật ấy khiến tôi liên tưởng đến con gà năm xưa bị mẫu thân
cắt tiết, máu chảy ra từng giọt rớt xuống chiếc tô hứng bên dưới để làm tiết
canh.
Tôi có người
em trai đã có gia đình và 3 đứa con trai. Nhà tôi có truyền thống thờ Phật từ
hồi thân phụ tôi còn sống. Ông cụ tạo dựng một bàn thờ Quan Thế Âm Bồ-tát rất
lớn và trang nghiêm nhất nhì trong thành phố thời bấy giờ. Thân phụ tôi bỏ công
đi sưu tầm các lư đồng chạm trổ rất đẹp và công phu từ các bàn tay nghệ nhân
khéo léo về để trang nghiêm nơi thờ phượng. Thỉnh thoảng tôi thấy ông cụ tụng
kinh vào những ngày rằm lớn. Còn mẫu thân của tôi cũng là một Phật tử thuần
thành và rất thích đi chùa làm công quả.
Bàn thờ
trong nhà tôi rất lớn và nghiêm trang đến độ sau này khi anh rể tôi trong lần
về thăm nhà, anh em ngồi nói chuyện vui với nhau thì được nghe anh kể lại, hồi
ấy anh “kết” chị tôi nhưng khi đến nhà không dám vào, vì anh là người công
giáo. Anh nói hồi đó vừa mới bước vào cửa là thấy ngay bàn thờ Phật lớn quá làm
anh “khiếp” nên không dám bước tiếp. Dưới nơi thờ phượng có một tủ gỗ đựng
nhiều kinh sách Phật. Thời ấy trong nhà tôi sách thiếu nhi không có nên không
có gì để đọc, thế là tôi cứ lôi mấy cuốn sách mỏng nói về nhân quả, đời là bể
khổ ra xem. Không ngờ những điều đã đọc ngày xưa ấy lại gieo vào tâm tôi những
hạt giống tốt cho dù tôi đi đến tận phương trời nào.
Tuy gia đình
tôi thờ phượng sớm hôm nhang đèn như thế, nhưng em trai của tôi lại không tin
Tam Bảo. Chỉ được một điều là mỗi năm vào dịp Tết em trai tôi cũng chịu khó đem
hết đồ đồng, lư hương trên bàn thờ xuống đánh bóng lại cho mới để đón Xuân.
Ngoài ra hễ nói chuyện Phật pháp hay bảo tu hành thì tuyệt nhiên không chịu.
Mỗi lần gọi điện thoại về tôi gắng khuyên mẫu thân niệm Phật để sau này được về
với Phật, em trai tôi có vẻ không bằng lòng. Em trai tôi bảo gọi điện về nói
chuyện gì quan trọng hay hữu ích thì nói, chứ nói làm gì ba thứ chuyện Phật
pháp. C òn em dâu của tôi vốn sanh ra trong một gia đình công giáo, lớn lên
trong nhà dòng dưới sự nuôi nấng và dạy dỗ của các sơ. Ấy vậy mà sau này không
hiểu sao về làm dâu nhà tôi cô ấy chuyển tâm quay sang quy y Phật. Hài hước
thay khi trong gia đình tôi có sự đổi ngôi như thế. Ngày trước lúc mẫu thân tôi
còn khỏe, cụ lén lên chùa nhờ các thầy đặt pháp danh và quy y Tam Bảo vắng mặt
cho cậu em trai của tôi. Mãi đến sau này em trai tôi lục lọi trong tủ, tìm thấy
tấm giấy quy y có ghi tên của nó trên ấy, thế là em trai tôi có vẻ không hài
lòng và gặng hỏi mọi người ai đã làm điều ấy.
Trong trong
những lần tôi về thăm nhà trước kia, những câu chuyện tán gẫu giữa hai anh em
với nhau giúp cho tôi thấy dường như tâm ý của em trai tôi chỉ thích hai thứ đó
là: xe mô tô và tiền bạc. Biết được điều này nên khi hay tin bệnh tình mẫu thân
đã đến lúc nguy kịch phải thở ôxy, tôi xin phép sở làm nghỉ 3 tuần và đem theo
$2800 USD làm lộ phí. Biết tính cậu em nên từ Mỹ về đến nhà, sau khi thăm hỏi
bệnh tình thân mẫu xong tôi biết nếu cho mời BHN đến nhà để niệm Phật cho mẫu
thân thế nào cũng bị làm khó dễ, tôi đã tương kế tựu kế bằng cách bỏ ra $400
USD “hối lộ” cho em trai để mua một chiếc TV màn hình mỏng treo lên tường và
thêm $400 USD nữa đưa cho cô em dâu để mua thêm hàng hóa buôn bán, vì lúc ấy cô
em dâu mới mở shop bán quần áo và đồ dùng trẻ con. Sau đó chị trưởng BHN đến
nhà, khai thị hộ niệm cho mẫu thân. Em trai tôi có vẻ không vui vì ngày nào
cũng phải canh dắt xe cộ của các chị trong BHN đến nhà trợ niệm cho mẫu thân,
nhưng nhờ có “thủ tục đầu tiên” nên chỉ nghe em trai càm ràm đôi câu chứ không
phản đối. Nhìn bệnh tình của mẫu thân tôi biết do nghiệp sát trong quá khứ nay
quả đã đến lúc chín mùi. Tôi đề nghị với chị trưởng BHN mua vật phóng sanh, hồi
hướng công đức ấy cho tất cả oán thân trái chủ của mẫu thân để giảm bớt sát
nghiệp.
Có một điều
tôi nhận thấy lạ là tuy mẫu thân rất ốm chỉ còn da bọc xương, nhưng sức ăn của
cụ gấp ba lần người bình thường. Cứ hai tiếng đồng hồ lại ăn một lần. Nếu không
ăn thì người nhà phải pha sữa uống. Mỗi ngày mẫu thân phải uống thuốc giảm đau
và các cơn đau dường như kéo đến vào ban đêm làm cụ đau đớn rên la, có khi vừa ôm
cổ vừa đi vừa rên la lúc giữa đêm. Sau mấy hôm nằm cạnh mẫu thân và chứng kiến
các hiện tượng như thế tôi biết mẫu thân đang bị oan gia trái chủ hành hạ. Sức
ăn của mẫu thân không phải của một người già đã 76 tuổi ăn, mà chỉ có thể là
oan gia ăn để có sức đêm đến hành hạ mẫu thân như thế.
Một đêm thấy
mẫu thân đang nằm rên la vì đau, tôi đến sát bên giường cụ, một tay chạm nhẹ
vào khối u nơi cổ mẫu thân, tay kia chắp lại, mắt nhắm nghiền và không hiểu sao
trong đầu tôi bắt đầu “nói chuyện” với khối u, nói bằng tâm thức chứ không phải
bằng lời. Tôi nói rằng: “Thưa quý vị oan gia trái chủ trên thân mẹ tôi, xin quý
vị hãy khoan dung tha thứ cho lỗi lầm của mẹ tôi. Vì vô minh nên trước kia mẹ
tôi đã làm tổn hại đến quý vị. Nay tôi xin thành tâm sám hối thay thế cho mẹ
tôi. Tất cả công đức lành tôi xin hồi hướng đến cho quý vị để quý vị vãng sanh
về Thế Giới Cực Lạc của Phật A Di Đà. Giờ đây tôi xin niệm Chú Vãng Sanh để tất
cả quý vị có thể về với Phật.” Và lúc ấy tôi đã nhiếp tâm vào từng câu thần chú
phát ra từ trong tâm tưởng, cùng lúc quán tưởng từng con vi trùng từ nơi cổ mẫu
thân đang ngự trên hoa sen bay về phía Phật A Di Đà. Sau này nghĩ lại tôi thấy
hơi lạ, vì bình thường tôi chỉ niệm Phật trong các thời công phu, không niệm
thêm bất cứ chú gì cả. Ấy vậy mà không hiểu vì sao lúc ấy tôi không niệm Phật,
mà lại niệm chú. Tôi đã niệm một lúc lâu như thế, rồi tôi thấy mẫu thân nằm im,
không rên la nữa nên tôi bèn mở mắt ra và hỏi mẫu thân có còn thấy đau nữa
không? Mẫu thân trả lời rằng không. Thì ra khối u cũng có tánh linh và có Phật
tánh giống như chúng ta vậy.
Sau khi “hối
lộ” cho em trai, còn lại $2000 USD trong túi tôi dùng hết vào việc phóng sanh
và được chia làm 2 đợt. Buổi sáng hôm ấy tôi cùng các chị trong BHN ra chợ mua
các loài thủy tộc để phóng sanh. Nào cá to, cá nhỏ, ốc lớn, ốc bé, cua… mua rất
nhiều. Chị trưởng BHN đã quen thuộc với việc làm này nên các thân chủ bán cá
đều quen mặt biết tên. Sau khi mua vật phóng sanh xong, cả nhóm đem hết các
túi, thùng đựng cá ra để tràn lan phía ngoài chợ. Không biết từ đâu có 2 chiếc
xe jeep của ban trật tự đô thị lù lù xuất hiện và dừng lại ngay trước cả nhóm.
Tôi nghĩ thầm chắc là rắc rối to rồi, vì chúng tôi để đồ nhiều quá, chiếm ra
gần hết ngoài đường vào chợ, xe cộ không đi được và sẽ bị ban đô thị “hốt” hết.
Nhìn vẻ mặt hầm hầm của anh trật tự viên tôi cũng hơi ngán. Anh ta hỏi lớn
rằng: “Tất cả đồ để dưới đất này của ai, tại sao lại để ra hết ngoài đường?”
Sau khi nghe nhóm giải thích là mua vật về phóng sanh và đang chờ xe đến để chở
đi thì anh ta tỏ ra dễ dãi rồi bỏ đi mà không nói thêm một lời nào. Tôi mừng
hết chỗ nói vì đã không có điều gì đáng tiếc xảy ra. Trong khi chúng tôi còn
đang loay hoay chưa biết gọi xe đến có được không thì trong chợ bỗng dưng có
một anh mon men lại gần và tự giới thiệu anh ta là tài xế xe tải, chuyên chở
các loại thủy sản để bán cho các chủ sạp trong chợ. Thấy mọi người mua nhiều để
phóng sanh, anh tình nguyện chở hết các loài vật đi phóng sanh mà không lấy
tiền. Không chỉ lần này mà bất cứ lúc nào mua nhiều như thế anh cũng sẽ tình
nguyện giúp. Đúng là chuyện lạ có thật. Thế là cả hai lần phóng sanh anh ấy đều
tận tình đem xe tải đến giúp thật.
Đường đến
nơi phóng sanh cũng hơi xa và phải đi ngang một đoạn đường tư nhân. Đoạn đường
này có một cây sắt chắn ngang giống như hàng rảo bảo vệ mỗi khi có xe lửa đi
qua để không cho người lạ vào khu vực ấy. Khi đến đây cả nhóm đều phải dừng lại
và dáo dác tìm xem có ai có thể ra giúp được không. Hỏi ra thì được biết người
chủ khu vực (người duy nhất có chìa khóa để mở khóa cây sắt chắn ngang) đang đi
vắng không có nhà. Thế là cả bọn nhìn nhau không biết tính sao vì đường đi xa,
địa điểm phóng sanh cũng không còn lâu nữa. Lúc ấy dường như có phép lạ khi từ
đằng xa có bóng một chiếc xe Honda đang rẽ vào con đường cả nhóm đang chờ. Hóa
ra đó chính là người chủ khu vực đã về, tựa như có “người” bảo ông phải về đúng
vào lúc này vậy. Sau khi người chủ khu vực biết rõ nguyện vọng của nhóm, chú
liền hoan hỉ mở cổng cho cả bọn đi qua và cười rất tươi. Phải mất khoảng gần
tiếng đồng hồ cả nhóm mới khiêng hết các loài vật từ xe xuống để phóng sanh xuống
con sông như đã định trước. Mọi người ai cũng mệt vì trưa nắng nhưng lòng lại
vui vì biết rằng đã cứu được rất nhiều sanh mạng thoát khỏi cảnh bị dao thớt
chặt chém. Có một chi tiết nhỏ nhưng có lẽ cũng là nhân duyên là bữa đó trong
lúc cả nhóm vào chợ mua vật phóng sanh, tự dưng gặp được một nhóm đồng tu khác
từ Sài Gòn ra Nha Trang chơi. Thế là chiều hôm ấy sau khi phóng sanh xong cả 2
nhóm đều đến nhà hộ niệm cho mẫu thân tôi. Kể ra cụ cũng có phước, nhưng tiếc
rằng không nhiều.
Suốt thời
gian tôi ở Việt Nam gần 3 tuần ngày nào BHN cũng đến để trợ duyên cho mẫu thân
niệm Phật. Ngoài thời niệm Phật chung với BHN ra, tôi cũng cố gắng khai thị
thêm và niệm Phật chung với mẫu thân được thêm đôi tiếng đồng hồ mỗi ngày.
Trong phòng nghỉ của mẫu thân tôi dọn hết đồ đạc ra ngoài chỉ chừa lại cái
giường nằm. Trên bốn bức tường đều có hình Phật A Di Đà đang đưa tay tiếp dẫn
để mẫu thân có thể nhìn thấy Phật khắp nơi. Cẩn thận hơn mỗi ngày tôi đều dặn
dò mẫu thân nếu thấy cha, mẹ, hay phụ thân đã mất của tôi đến để dẫn đi thì
đừng đi theo họ vì đó là oan gia trái chủ trá hình. Chỉ được đi theo Phật A Di
Đà mà thôi. Tôi thường hỏi mẫu thân duy nhất một câu mỗi ngày là: “Phật A Di Đà
màu gì, tướng mạo ra sao?” Mẫu thân cũng chịu khó trả lời rằng: “Phật A Di Đà mặc
áo đỏ, nền vàng, tay trái cầm hoa sen, tay phải duỗi xuống.” Đó chính là tấm
hình Phật được treo trong phòng mẫu thân trên 4 vách tường. Chị trưởng BHN
khuyên tôi nên đem hình Tây Phương Tam Thánh tiếp dẫn vào trong phòng để mẫu
thân được nhìn thấy, tôi nghĩ cũng hợp lý, nhưng lại sợ mẫu thân bị phân tâm
khi nhìn thấy nhiều hình Phật khác nhau nên tôi đã không làm theo ý chị. Hy
vọng chị trưởng BHN sẽ hiểu được nỗi lòng của tôi lúc ấy.
Niệm Phật
nhiều như thế được vài hôm bỗng dưng mẫu thân sanh ra giải đãi không muốn niệm
Phật nhiều như trước nữa. Cụ bắt đầu niệm Phật với tâm trạng uể oải, gượng gạo
và vì để tôi vui lòng, chứ không phải là tự bản thân mẫu thân thích niệm Phật.
Thủa còn chưa thành thân với phụ thân tôi, mẫu thân thường đến chùa và thích nghe
pháp của các thầy giảng. Chính mẫu thân là người đã tập cho tôi có sở thích
nghe pháp trong những lần về thăm nhà và thường đưa các đĩa cassette (khi ấy
chưa có đĩa CD như bây giờ) bên trong là các bài giảng của nhiều vị pháp sư để
tôi đem về Mỹ nghe. Nhưng tiếc rằng mẫu thân chỉ biết tu phước hữu lậu chứ chưa
biết tu phước vô lậu. Bởi tâm mong muốn lành bệnh của mẫu thân dường như lớn
hơn tâm vãng sanh. Mặc dù tôi đã hết lời giảng giải, và BHN cũng giải thích cho
mẫu thân biết rằng khi một chiếc áo đã quá cũ và rách nát, dù có vá lại nhiều
lần để mặc nhưng cuối cùng cũng đến lúc phải bỏ đi chứ không thể lành mãi được.
Thân người cũng thế mà thôi. Ở tuổi ngoài thất thập cổ lai hy, đời người như
ngọn đèn treo trước gió, làm sao đèn cháy mãi cháy lâu được? Suốt thời gian ở
gần mẫu thân, tôi cố gắng làm hết mọi việc thiện và hồi hướng tất cả công đức
cho mẫu thân. Mỗi đêm trước bàn thờ Phật tôi thành tâm nguyện cầu cho mẫu thân
được vãng sanh trong khoảng thời gian tôi còn ở Việt Nam, càng sớm càng tốt. Hết
tiền phóng sanh tôi xem lại bản thân mình có thể làm gì được hơn nữa để tạo
thêm công đức cho mẫu thân sớm được về với Phật trong thời gian này. Tôi đã
không ngại ngần lên chùa thỉnh thầy cho tôi được xuống tóc và xin nguyện đem
công đức ấy hồi hướng cho mẫu thân. Sau khi tôi xin thầy cho xuống tóc, suốt
mấy ngày liền sau đó tôi cảm nhận phía trên đỉnh đầu rất nóng. Một cảm giác
nóng từ bên trong tỏa ra chứ không phải do cái nóng bên ngoài của tiết trời
tháng Ba tạo thành. Hơi nóng dường như nóng hơn bao giờ hết mỗi khi tôi ngồi
tĩnh tọa niệm Phật. Điều này cho đến bây giờ tôi cũng không hiểu tại sao, nhưng
tôi đoán có thể do mới cạo tóc, lại đi dưới trời nắng nóng bên nhà nên bị như
thế cũng nên?
Khi tóc
không còn tôi lại tiếp tục nhìn xem trên thân mình còn có gì để có thể bố thí
hay cho đi để mong mẫu thân tôi được vãng sanh. Thế là khi nhìn thấy con dao
Thái Lan nhỏ để trên bàn tôi nghĩ ngay đến chuyện trích máu của mình để viết
hồng danh A Di Đà Phật rồi đốt để cúng dường chư Phật. Nghĩ là làm nhưng do dao
xài lâu ngày không còn được bén nên tôi đã phải cứa đi cứa lại nhiều lần trên
đầu ngón tay cho đến lúc tướm máu. Trước khi làm điều này tôi đã quỳ trước bàn
thờ Phật để nguyện một lời nguyện không thay đổi, rằng tôi chỉ xin hồi hướng
công đức này để mẫu thân được vãng sanh trong thời gian tôi còn ở VN, để tôi có
thể lo cho mẫu thân một cách vẹn toàn. Nhưng tiếc thay, có lẽ lời cầu nguyện
của tôi chưa đủ thành tâm để cảm đến đức Phật.
Có một lần
tôi đang ngồi niệm Phật cùng BHN Thanh Liên trong phòng mẫu thân, mắt tôi hướng
lên nhìn hình Phật A Di Đà thì bỗng thấy có điều gì đó khiến tôi phải chú ý. Kế
đó tôi thấy vầng hào quang màu vàng xung quanh Phật cứ lớn dần và tỏa sáng rực
rỡ. Trong lúc ấy mọi người xung quanh còn đang niệm Phật và không thấy ai khác
có cử chỉ gì lạ. Vì vậy tôi cũng tiếp tục niệm Phật và không nói gì. Cuối buổi
hộ niệm không ngờ chị trưởng BHN tự động tiết lộ rằng chị thấy hào quang của
Phật tỏa ra rất sáng trong lúc niệm hồng danh Phật. Như vậy là chỉ có tôi và
chị trưởng BHN nhìn thấy được điềm lành ấy, ngoài ra không còn ai khác nhận ra
điều đó. Nghe chị nói tôi cũng chỉ mỉm cười nhưng không nói thêm điều gì và im
lặng cho đến tận bây giờ. Qua đó chúng ta biết rằng chư Phật đã phóng quang hộ
trì suốt buổi hộ niệm mà mắt phàm chúng ta không nhìn thấy được.
Sau thời gian ba tuần ở bên cạnh thân mẫu, ngày ngày cùng BHN niệm Phật, dường như sức khỏe của mẫu thân có phần tốt hơn chứ không thấy có triệu chứng vãng sanh, tôi lên đường trở về lại Mỹ và cẩn thận ghi lại tên và số điện thoại của các chị trong BHN cho cô em dâu, dặn dò khi có chuyện xảy ra với mẫu thân mà không có BHN ở cạnh bên thì hãy gọi cho BHN, không nên đưa vào bệnh viện. Tôi cũng dặn em trai như thế vì bình thường em trai tôi hay nghĩ rằng còn nước còn tát. Tôi bảo em trai rằng đúng vậy, nếu trong ao còn cá thì mới còn tát, chứ nếu trong ao đã không còn cá thì có tát nhiều cũng chẳng thu được lợi ích gì. Mẫu thân đã lớn tuổi, nếu đã đến lúc ra đi thì hãy để mẫu thân đi chứ đừng nên đưa mẫu thân vào bệnh viện làm gì nữa.
Khoảng một
tháng sau đó nghe người nhà nói lại mẫu thân không còn ham thích niệm Phật cùng
BHN nữa nên các chị trong BHN cũng không còn đến nhà để trợ niệm cho mẫu thân.
Nghe đến đây tôi chỉ biết thở dài. Âu cũng là phước phần của mẫu thân như thế,
dẫu cho tôi đã cố gắng tận lực. Nhưng hàng tháng tôi vẫn gửi tịnh tài về cho
chị trưởng BHN làm lễ phóng sanh hồi hướng công đức cho cụ hầu giảm bớt được
tội nghiệp của mẫu thân được phần nào hay phần nấy.
Trước khi về
lại Mỹ, tôi có ghé thăm một người bà (chị của ông nội tôi) đã quá già yếu. Bà
đã nằm một chỗ trên giường và rơi vào tình trạng nửa mê nửa tỉnh. Mọi chuyện vệ
sinh cá nhân đều phải có người giúp chứ bà không còn làm chủ được bản thân nữa.
Đến nhà thăm bà , tôi cũng cảm thương bà nên dù biết rằng khó có thể nói gì cho
bà hiểu được vào lúc này, nhưng tôi nghĩ dù chỉ còn một tia hy vọng cũng phải
cố gắng.
Sau khi treo
tấm hình Phật A Di Đà lớn bằng người thật nơi cuối giường để khi bà tỉnh có thể
nhìn thấy, tôi còn để gần bên chỗ bà nằm một máy niệm Phật với hy vọng trước
lúc lâm chung nếu bà nghe được danh hiệu Phật thì không phải rơi vào ba đường
dữ như lời ngài Địa Tạng đã dạy. Sau đó tôi thử khai thị cho bà , nhưng phải
nói thật lớn tiếng vì bà bị thêm chứng nặng tai. Trong thời gian khai thị có
lúc bà có thể mở mắt ra nhìn và nói được vài câu, mắt hướng về phía hình Phật A
Di Đà như có vẻ hiểu. Được vài phút như thế bà lại rơi vào hôn mê, nhưng tôi
vẫn cứ đứng kề bên tiếp tục khai thị cho bà về nguyện lực thứ 18 trong Kinh Vô
Lượng Thọ, sau đó mới ra về.
Vài tháng
sau tôi nghe nói bà ra đi, nhưng trước khi bà ra đi may mắn thay cô em dâu của
tôi thuyết phục được con cháu trong gia đình bà cho mời BHN Thanh Liên đến để
trợ niệm cho bà. Không ngờ cô em dâu còn nhớ lời tôi dặn khi hữu sự hãy gọi
điện cho BHN đến để hộ niệm. Thật không uổng công tôi cẩn thận ghi lại số điện
thoại của các chị trong BHN vào sổ tay của cô ấy. Qua điện thoại, cô em dâu líu
lo kể về sự lạ kỳ trong ngày bà tôi ra đi. Đúng ra là khi nhận một ca hộ niệm
nếu BHN thấy người lâm chung đã rơi vào hôn mê không còn tỉnh táo là họ sẽ
không nhận lời hộ niệm. Nhưng có lẽ do trước khi rời Việt Nam tôi có kể cho chị
trưởng BHN về trường hợp của bà, nên chị có vẻ thông cảm và sau này vì nể tình
mà đến nhà hộ niệm cho bà.
Ngày bà ra đi
ngoài thoại tướng mềm mại, cây cối trong nhà bỗng dưng trổ hoa dù cây mua về đã
mấy năm rồi nhưng chưa từng ra hoa lần nào. Chim chóc từ đâu bỗng bay về đậu
lại rất nhiều trên mái nhà. Sau này tôi có đem điều này hỏi ý kiến cư sĩ Diệu
Âm nhân dịp chú đến chùa Phật Quốc tại tiểu bang Washington, Hoa Kỳ để giới
thiệu pháp môn Hộ Niệm thì được chú ấy xác nhận rằng, căn cứ vào các điềm lành
ấy có khả năng bà đã được vãng sanh.
Trở về Mỹ
được 3- 4 tháng tôi được hay tin một ngày nọ cái bướu to trên cổ mẫu thân bỗng
dưng vỡ và máu đen hôi thối chảy ra rất nhiều. Nghe đâu nhiều đến cả nửa xô nhỏ
dùng để đựng nước lau nhà. Như thế là oan gia trái chủ đã rời khỏi thân thể của
mẫu thân và cũng kể từ đó mẫu thân đã ăn ít lại, giống như chế độ ăn của người
cao niên chứ không còn ăn nhiều như lúc trước nữa.
Cuối năm ấy,
vào lúc giữa đêm mọi người trong gia đình tôi đang ngủ thì nhận được điện thoại
từ bên Việt Nam báo tin mẫu thân tôi đã ra đi. Nhưng cũng may là trước đó vài
tiếng đồng hồ cô em dâu đã gọi cho BHN đến để trợ niệm cho mẫu thân từ lúc hấp
hối và 8 tiếng sau đó. Thoại tướng tương đối tốt khi chân tay mẫu thân đều mềm
mại. Tuy rằng mẫu thân không ra đi trong lúc tôi còn ở Việt Nam như lời nguyện,
nhưng có một điều ứng nghiệm là tôi còn nguyện thêm cho mẫu thân được ra đi vào
ban ngày và có đầy đủ thiện hữu trí thức cạnh bên hộ niệm. Quả thật mẫu thân đã
không ra đi vào ban đêm mà đi vào ban ngày nên hầu như BHN đến nhà đầy đủ để
trợ duyên cho cụ.
Chuyện mẫu
thân của tôi có lẽ đã đến hồi kết thúc, nhưng tôi muốn nói thêm rằng: có lẽ
nương nhờ chút công đức phóng sanh ngày ấy cho mẫu thân mà tôi cũng được hưởng
phước lây, bởi căn bệnh lạ tôi phải chịu đựng 25 năm qua bỗng dưng ra đi không
nói lời từ biệt.
Cư sĩ Hữu
Minh
0 Kommentare:
Đăng nhận xét