"Sự giác ngộ của Ngài đã mở ra cho nhân loại một chân lý tối thượng, một con
đường tối thắng đưa đến an lạc và giải thoát. Nhân loại từ đó không còn chìm
trong tăm tối, không còn phải mò mẫm để tìm lối đi mà chúng ta đã có con đường
để đi..."
Namo Sakya Muni Buddha
KỶ NIỆM ĐỨC BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI THÀNH ĐẠO 8/12 AL
Trong những ngày cuối Đông này cách đây hơn 2500 năm, cũng là ngày kỷ niệm Ðức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni của chúng ta đã chứng đạo dưới cội Bồ Ðề, thuộc vùng Uruvela (Ưu Lâu Tần Loa) gần thị trấn Gaya (nay là Bodhgaya - Bồ Ðề Ðạo Tràng), tiểu bang Bihar, đông bắc Ấn Ðộ. Sự giác ngộ của Ngài đã mở ra cho nhân loại một chân lý tối thượng, một con đường tối thắng đưa đến an lạc và giải thoát. Nhân loại từ đó không còn chìm trong tăm tối, không còn phải mò mẫm để tìm lối đi mà chúng ta đã có con đường để đi.
Con đường mà Ngài đã dạy đó là con đường Bát Chánh Đạo. Chúng ta cùng nhắc lại:
CHÁNH KIẾN: là sự nhận thức sáng suốt và hợp lý trên căn bản của trí tuệ,
không còn vướng bụi của tà kiến, mê lầm vọng chấp;
CHÁNH TƯ DUY: là suy nghĩ chân chính, là suy nghĩ không trái với lẽ phải,
có lợi cho mình và cho người;
CHÁNH NGỮ: là lời nói chân thật không hư dối,
có lợi ích chính đáng, công bình, ngay thẳng và hợp lý.
Lời nói không làm tổn hại đến đời sống cùng danh dự của người khác;
CHÁNH NGHIỆP: là hành động có tác ý,
trong đời sống cần phải sáng suốt chân chính;
CHÁNH MẠNG: là sống một cách chân chính bằng nghề nghiệp lương thiện,
chính đáng không bóc lột, xâm hại đến lợi ích chung của người khác;
CHÁNH TINH TẤN: là siêng năng chuyên cần chân chính
thẳng tiến đến mục đích và lý tưởng mà Phật đã dạy.
Hăng say làm những việc chính đáng mang lợi ích cho mình và cho người;
CHÁNH NIỆM: là nhớ nghĩ (quá khứ, hiện tại, tương lai) chân chính;
CHÁNH ĐỊNH: là tập trung tư tưởng tu tập thiền định,
tập trung tư tưởng vào vấn đề chính đáng, đúng chân lý, lợi mình và người.
Nhân ngày kỷ niệm Thành Đạo của Ngài, chúng ta cần ôn lại một vài điều
quanh sự kiện giác ngộ của Ngài để nhắc nhở,
củng cố thêm niềm tin Chánh Ðạo của mình trên bước đường tu tập.
'' Đêm Thành Đạo đất trời thiêng liêng quá
Xin Phật Đà soi sáng cõi lòng con.
Xin dìu bước giữa đường đời nhiều ngã
Tâm Bồ Đề muôn kiếp vẫn sắt son.''
Đôi Bờ Tử Sinh
Tử sinh, sinh tử đôi bờ
Nối bằng sợi tóc hững hờ.. gió đưa!
Ngàn sau cho tới ngàn xưa
Khi con mắt đói dây dưa cảnh trần
Để lòng lạc lối phong vân
Tàn tro, ngỡ kiếp giai nhân mặn mà.
Tử sinh sóng vỗ ta bà
Hồn giăng kín những âm ba bổng trầm
Đường về mỗi lúc xa xăm
Cõi Uyên thuở nọ biệt tăm dấu hài.
Tử sinh, sinh tử miệt mài
Lao xao mưa nắng bên ngoài.., bỏ quên..
Thăng trầm mấy độ xuống lên
Hồn phong sương đợi bình yên một ngày ?
Tử sinh, sinh tử vần xoay
Đời chưa mỏi gối còn xây mộng bền,
Sắc thinh.. cuồn cuộn thác ghềnh
Nào ai nhớ cõi không tên trở về.
Bên ni hạnh ngộ bên tê
Ngờ đâu, một niệm Giác, mê chuyển dời.
Tử sinh, sinh tử mù khơi.
Trần tâm khép cửa, một trời Như Lai.
KỶ NIỆM ĐỨC BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI THÀNH ĐẠO 8/12 AL
Trong những ngày cuối Đông này cách đây hơn 2500 năm, cũng là ngày kỷ niệm Ðức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni của chúng ta đã chứng đạo dưới cội Bồ Ðề, thuộc vùng Uruvela (Ưu Lâu Tần Loa) gần thị trấn Gaya (nay là Bodhgaya - Bồ Ðề Ðạo Tràng), tiểu bang Bihar, đông bắc Ấn Ðộ. Sự giác ngộ của Ngài đã mở ra cho nhân loại một chân lý tối thượng, một con đường tối thắng đưa đến an lạc và giải thoát. Nhân loại từ đó không còn chìm trong tăm tối, không còn phải mò mẫm để tìm lối đi mà chúng ta đã có con đường để đi.
Con đường mà Ngài đã dạy đó là con đường Bát Chánh Đạo. Chúng ta cùng nhắc lại:
CHÁNH KIẾN: là sự nhận thức sáng suốt và hợp lý trên căn bản của trí tuệ,
không còn vướng bụi của tà kiến, mê lầm vọng chấp;
CHÁNH TƯ DUY: là suy nghĩ chân chính, là suy nghĩ không trái với lẽ phải,
có lợi cho mình và cho người;
CHÁNH NGỮ: là lời nói chân thật không hư dối,
có lợi ích chính đáng, công bình, ngay thẳng và hợp lý.
Lời nói không làm tổn hại đến đời sống cùng danh dự của người khác;
CHÁNH NGHIỆP: là hành động có tác ý,
trong đời sống cần phải sáng suốt chân chính;
CHÁNH MẠNG: là sống một cách chân chính bằng nghề nghiệp lương thiện,
chính đáng không bóc lột, xâm hại đến lợi ích chung của người khác;
CHÁNH TINH TẤN: là siêng năng chuyên cần chân chính
thẳng tiến đến mục đích và lý tưởng mà Phật đã dạy.
Hăng say làm những việc chính đáng mang lợi ích cho mình và cho người;
CHÁNH NIỆM: là nhớ nghĩ (quá khứ, hiện tại, tương lai) chân chính;
CHÁNH ĐỊNH: là tập trung tư tưởng tu tập thiền định,
tập trung tư tưởng vào vấn đề chính đáng, đúng chân lý, lợi mình và người.
Nhân ngày kỷ niệm Thành Đạo của Ngài, chúng ta cần ôn lại một vài điều
quanh sự kiện giác ngộ của Ngài để nhắc nhở,
củng cố thêm niềm tin Chánh Ðạo của mình trên bước đường tu tập.
'' Đêm Thành Đạo đất trời thiêng liêng quá
Xin Phật Đà soi sáng cõi lòng con.
Xin dìu bước giữa đường đời nhiều ngã
Tâm Bồ Đề muôn kiếp vẫn sắt son.''
Đôi Bờ Tử Sinh
Tử sinh, sinh tử đôi bờ
Nối bằng sợi tóc hững hờ.. gió đưa!
Ngàn sau cho tới ngàn xưa
Khi con mắt đói dây dưa cảnh trần
Để lòng lạc lối phong vân
Tàn tro, ngỡ kiếp giai nhân mặn mà.
Tử sinh sóng vỗ ta bà
Hồn giăng kín những âm ba bổng trầm
Đường về mỗi lúc xa xăm
Cõi Uyên thuở nọ biệt tăm dấu hài.
Tử sinh, sinh tử miệt mài
Lao xao mưa nắng bên ngoài.., bỏ quên..
Thăng trầm mấy độ xuống lên
Hồn phong sương đợi bình yên một ngày ?
Tử sinh, sinh tử vần xoay
Đời chưa mỏi gối còn xây mộng bền,
Sắc thinh.. cuồn cuộn thác ghềnh
Nào ai nhớ cõi không tên trở về.
Bên ni hạnh ngộ bên tê
Ngờ đâu, một niệm Giác, mê chuyển dời.
Tử sinh, sinh tử mù khơi.
Trần tâm khép cửa, một trời Như Lai.
Thích
Tánh Tuệ
0 Kommentare:
Đăng nhận xét