"Ví như khi đã có chiếc áo mặc đủ ấm, ta lại muốn có cái áo đẹp hơn. Nhà phải
xây cho đẹp hơn, cho tiện nghi hơn, xe phải hiện đại hơn. Chiếc điện thoại hôm
nay phải nhiều chức năng, nhỏ hơn, mỏng hơn chiếc hôm qua…"
Dịch giả: Huệ Thiện
Có một vị tuyệt
dục tu hành khổ hạnh. Ông chuẩn bị rời thôn quê nơi mình sinh sống để lên một
ngọn núi tiếp tục con đường tìm cầu chân lý … Khi đi, ông chỉ đem theo một
miếng vải - được xem như y phục - và một mình tiến sâu vào rừng. Lên đến núi,
bỗng dưng ông ta nghĩ: “Nếu lúc mình tắm thì sẽ cần thêm có một miếng vải nữa
để thay đổi”.
Thế là ông xuống núi để khất thực tấm vải kia. Dân làng ai cũng biết ông là người tu hành. Vì có lòng thành kính đối với Phật Pháp, nên họ không ngần ngại cúng dường ông một tấm vải như ông muốn.
Thế là ông xuống núi để khất thực tấm vải kia. Dân làng ai cũng biết ông là người tu hành. Vì có lòng thành kính đối với Phật Pháp, nên họ không ngần ngại cúng dường ông một tấm vải như ông muốn.
Khi về đến núi, bỗng nhiên ông phát hiện ra nơi mình tọa thiền có hai con chuột, chúng thường đến cắn phá bộ y phục kia lúc ông tọa thiền. Lúc bắt đầu tu, ông đã phát nguyện là một đời không bao giờ sát sanh hại vật, vì vậy ông không thể sát hại chúng. Ngẫm nghĩ mãi, thấy không còn cách nào khác, ông xuống làng xin một chú mèo về nuôi.
Khi đã có con mèo, ông lại nghĩ: “Mèo phải ăn gì? Ta không thể để cho nó ăn 2 con chuột kia được, nhưng cũng không thể để cho nó ăn trái cây hoa quả như mình được”. Nghĩ vậy, ông xuống núi xin thêm 2 con bê mang về, để nhờ đó mèo kia có sữa mà sống.
Nhưng sống ở trên núi một thời gian, ông ta cảm thấy tốn rất nhiều thời gian để chăm sóc những con vật ấy. Và ông quyết định xuống núi để tìm người giúp đỡ công việc kia. Trên đường xuống núi, ông gặp một người sống lang thang, thế là ông quyết định đem người đó về để làm công việc nuôi các con vật đó.
Người lang thang đó sống trên núi được một thời gian, cũng cảm thấy buồn chán.
Một hôm, gã thổ lộ với vị hành giả kia: “Thưa ông! Tôi và ông là hai thế giới khác nhau, từ cách sinh hoạt cho đến mọi nhu cầu ... Tôi cần có một người vợ và sống một cuộc sống như những người khác”. Nghe thế, vị hành giả cảm thấy người đó nói có đạo lý, bởi ông không thể bắt buộc người khác có cuôc sống giống như mình được. Thế là về sau, người lang thang cũng có vợ và sinh ra vài đứa con.
Lúc này trên ngọn núi không chỉ có một người hành giả, mà còn có cả gia đình của kẻ lang thang ấy...
Câu chuyện ấy cứ tiếp tục như thế… và chúng ta có thể đoán được dần dần trên núi ấy bỗng trở thành một thôn xóm.
Lời bạt:
Thật ra câu chuyện kể vừa rồi đều được phát sinh ra ở mỗi chúng ta. Dục vọng giống như sợi dây xích, cái này nối tiếp cái kia, cái kia lại móc cái nọ…Chúng liên tiếp sanh sản và tuần hoàn mãi không bao giờ cảm thấy đủ và không có chỗ dừng lại.
Ví như khi đã có chiếc áo mặc đủ ấm, ta lại muốn có cái áo đẹp hơn. Nhà phải xây cho đẹp hơn, cho tiện nghi hơn, xe phải hiện đại hơn. Chiếc điện thoại hôm nay phải nhiều chức năng, nhỏ hơn, mỏng hơn chiếc hôm qua…
Thật ra câu chuyện kể vừa rồi đều được phát sinh ra ở mỗi chúng ta. Dục vọng giống như sợi dây xích, cái này nối tiếp cái kia, cái kia lại móc cái nọ…Chúng liên tiếp sanh sản và tuần hoàn mãi không bao giờ cảm thấy đủ và không có chỗ dừng lại.
Ví như khi đã có chiếc áo mặc đủ ấm, ta lại muốn có cái áo đẹp hơn. Nhà phải xây cho đẹp hơn, cho tiện nghi hơn, xe phải hiện đại hơn. Chiếc điện thoại hôm nay phải nhiều chức năng, nhỏ hơn, mỏng hơn chiếc hôm qua…
Cái chữ “Hơn” bao giờ cũng tồn tại trong mọi chúng ta. Trong thời đại ngày nay với sự tiến bộ vượt bực khoa học, nếu “không biết tiết dục, không biết đủ” thì chúng ta cứ chạy theo nhu cầu vật chất. Điều đó sẽ làm ảnh huởng đến cuộc sống tu tập của chính mình. “An bần lạc Đạo”, cuộc đời bao giờ cũng công bằng. Nếu ban cho bạn một điều này thì có thể hôm nay hoặc mai sau, cuộc sống vô thường này sẽ lấy đi của bạn một thứ khác.
Vậy thì chúng ta có đồng ý để đánh đổi niềm vui, sự an lạc, thản nhiên giữa bao vất vả của kiếp người ... để đổi lấy những cái mỏng manh dễ vỡ tựa bông bóng, bọt biển kia không?
Câu trả lời kia tùy ở mỗi chúng ta.
(Huệ Thiện dịch)
0 Kommentare:
Đăng nhận xét