"Việc
chùa thì nhiều, lại toàn việc không tên thôi, có làm quanh năm suốt
tháng cũng chẳng hết. Vậy nên con cứ tuỳ hỉ, tuỳ duyên, thấy giúp được
việc gì, hợp với mình thì con làm..."
Huệ Tâm
Một
chị bạn quen tôi mới về phép Việt Nam qua, gặp chị, tôi hỏi thăm:
-
Về phép vui không?
Chị
đáp:
-
Vui! Nhiều chuyện nữa là đằng khác. Tôi về đúng vào dịp tu Phật
thất, vậy là làm thủ tục „nhập gia“ xong, tôi đăng ký lên chùa làm
công đức và xin tham gia khoá Tu liền.
-
Vậy là nhiều chuyện để kể rồi. – Tôi hỏi chị bạn.
-
Dĩ nhiên rồi. Chị bạn tủm tỉm cười, đáp. – Chỉ riêng chuyện tôi đăng
ký tham gia Pháp sự thôi cũng đủ chuyện để nói rồi. Nhưng cũng nhũng
nhiễu lắm. Ông biết không, mặc dù tôi đã trút hết tất cả bộ cánh
bên này và khoác lên mình bộ cánh nhôm nhoam nhất để tránh sự nhòm
ngó của mọi người, vậy nhưng kiểu gì thì kiểu mình vẫn bị phát
hiện và bị đả cho tơi bời.
Tôi
đùa:
-
Nghe bà kể hệt như những Action trong truyện trinh thám không bằng.
Chị
bạn tôi gắt:
-
Giời ạ! Ông có về phép đâu mà biết. Tôi cứ nghĩ tham gia Pháp sự thì
ai cũng như ai, vậy nhưng cũng rách việc ra phết. Ông biết tính tôi
đấy, làm việc chung, lại là việc công đức, nên chỗ nào kham được là
tôi chẳng nề hà gì. Vậy nhưng khi cánh Phật tử kỳ cựu nhìn thấy tôi
mon men tới vùng họ „quản lý“, vậy là những đôi mắt „mang hình viên
đạn“ ngay lập tức đã „lập loè“ và muốn „nhả đạn“ rồi. Nhưng tôi
mặc. Vì trước khi „đăng đài“ tôi đã hỏi Sư Cụ rồi. Sư Cụ bảo tôi:
"Con
ở nơi xa về, biết đến lễ chùa là quý lắm rồi, lại có dịp được
tham gia Phật sự, làm công đức cho chùa, lại càng quý hoá hơn. Việc
chùa thì nhiều, lại toàn việc không tên thôi, có làm quanh năm suốt
tháng cũng chẳng hết. Vậy nên con cứ tuỳ hỉ, tuỳ duyên, thấy giúp được
việc gì, hợp với mình thì con làm".
Nghe
Sư Cụ nói cũng thấy hoan hỉ. Lúc tôi đến là đúng giờ ăn trưa, mấy
đứa bạn bảo: Thôi, cứ ra đại chỗ bán đồ ăn, xin một „chân“ bưng bê
cũng được. Vậy là tôi sà vào mấy gian hàng bán đồ ăn. Nhưng chỉ vừa
buột miệng hỏi, thì đã bị mấy „quản hạt trưởng“ chối đây đẩy. Bà
thì bảo: Chỗ này đủ người rồi; Người thì ra chiều khuyên, rồi lấy
tay trỏ trỏ, giọng nghe như lời hăm doạ: Đừng nghe! Chỗ này, chỗ này,
chỗ kia… có người đứng rồi. Đừng có dẫm lên chân người khác nghe! Phiền
lắm đó! Bị mấy nơi thẳng thừng „bác đơn“, tôi thấy mặt mũi râm ran,
máu trong người đã sôi lên xình xịch rồi. Nhưng chợt nhớ tới lời Sư
Cụ dặn là việc chùa thì nhiều, và tuỳ hỉ và tuỳ duyên mà làm, nên
tôi ngậm ngùi sang mấy nơi khác hỏi. May quá, thấy một bàn bán đồ ăn
còn trống, trong khi đó các Phật tử thì ùn ùn kéo đến, đứng chờ
mua đồ. Thấy vậy nên tôi bèn bước đến, tính hỏi một bà bên cạnh, xem
mình có thể vào đó cùng bán đồ cho Phật tử không? Ai dè tôi vừa há
miệng hỏi, đã bị bà nọ đáp một câu cụt lủn:
-
Chỗ này không có trống.
Chị
bạn tôi bảo: Ông biết không? Mấy nơi đều bị „bác đơn“ vô cớ, lần này
lại bị „bác“ tiếp, nên tôi hơi bực,
bèn hỏi lại, giọng lúc ấy chắc cũng hơi nóng.
-
Chỗ này vẫn trống, lại nhiều người muốn mua đồ, sao chị bảo có
người rồi? Không nhẽ làm Phật sự giúp chùa mà cũng phải giữ chỗ
à?
Thấy
tôi nói vậy, mọi người quay bổ sang nhìn tôi như thôi miên. Bà nọ đang
sắp đồ, bèn đặt huỵch bát đồ ăn xuống bàn, quay sang phía tôi nói như
thẩm cung.
- Cô
là ai? Ở đâu đến đây? Chỗ này không có phận sự của cô.
Chị
bạn tôi bảo: Ông nghe có điên không? Mình tình nguyện đến giúp Phật
sự, lại bị thẩm tra cả lai lịch, xuất xứ. Thấy vậy mặt tôi nóng
bừng. Tôi cũng hỏi lại.
- Chị
là ai? Lấy quyền gì để hỏi tôi. Chỗ này tôi thấy trống, vì lịch sự
nên tôi mới hỏi chị. Chị đến đây làm công đức, tôi cũng đến làm công
đức. Giữa tôi và chị có gì khác biệt?
Tôi
nói chắc lúc ấy cũng hơi to, nên mấy người người Phật tử đứng gần,
người thì tủm cười, người thì khẽ kéo tay áo tôi, nói nhỏ: Bỏ đi cô
ơi! Đến chùa làm công đức mà cãi cọ thế, thì chẳng còn công đức gì
nữa đâu.
Thấy
mấy người xì xào, bà nọ bèn quay sang, nói sẵng:
-
Mấy người nói móc gì thế? Công đức có hay không tôi tự biết, không
cần các người dạy. Còn cô, ngữ cô thì làm được cái gì mà tinh vi?
Cô định ma mới bắt nạt ma cũ à? Đừng mơ…
Thấy
câu chuyện tới hồi gay cấn, tôi hỏi chị bạn:
-
Thế bà nói sao?
Chị
bạn tôi nhìn tôi một hồi, rồi lắc đầu:
-
Đúng là đàn ông. Người ta gọi tôi là „ma mới“ ông không nghe thấy à?
Tôi
cười, đáp:
- Khi
tâm sân nổi lên, lúc ấy chả là ma thì là gì?
Chị
bạn tôi cãi:
-
Chuyện đó ai mà chả biết. Nhưng vấn đề tôi muốn nói là bà kia bảo
tôi là „ma mới“ và bà ta là „ma cũ“ kìa.
Tôi
đùa:
- Nhìn
mặt bà lạ hoắc, ai mà chả đoán ra bà là „ma mới“?
Chị
bạn tôi nguýt một cái dài sượt, rồi quay sang nói với chồng:
- Sao
các ông giống nhau thế? Chuyện gì cũng đùa cợt. Chuyện gì cũng dễ
dàng cho qua được. Tôi thừa biết ý bà ta muốn nói gì, nhưng điều tôi
muốn nói: Cùng là Phật tử với nhau, cùng đến chùa tham gia làm công
đức, tại sao không thể cùng nhau hoan hỉ, mỗi người một việc, miễn
sao công việc trôi chảy là được. Mà lại nơi này nhận chỗ, nơi kia xí chỗ?
Làm như thế chẳng thà biến sân chùa thành khu chợ à? Chưa kể bà ta
gọi tôi là „ma mới“, cũng không sao, vì lúc ấy tôi điên lên, chắc chắn
cũng chẳng khác ma là bao, nhưng bà ta cũng ví mình là „ma cũ“, vậy
không lẽ đến giúp chùa làm Pháp sự toàn là các ma thôi à? Hai lão
đã hiểu chưa?
-
Ờ… tôi ngẩn người đáp.
Thấy
vậy chị bạn tôi bèn nói tiếp:
-
Ông với lão nhà tôi giống hệt nhau. Pháp sự thì chẳng chịu tham gia;
việc công đức cũng chẳng chịu làm. Suốt ngày chỉ ở nhà, làm sao mà
hiểu được chuyện Đạo.
Tôi
hỏi đùa chị bạn:
-
Thế bữa đó bà có „đọ súng“ không?
Chị
bạn tôi bật cười, mắng:
-
Ông bị dở hơi à? Nơi ấy là chùa chứ đâu phải chợ đâu mà „đọ súng“?
Nhưng bữa đó thấy đôi bên lời qua, tiếng lại, chắc là to tiếng, rồi
không biết tình cờ, hay ai nói, nên Sư Cụ bèn đi đến.
Tự
nhiên thấy mấy người Phật tử giãn hết ra, rồi có mấy người chắp
tay, chào Sư Cụ, nên tôi vội quay lại thì Sư Cụ đã ở trước mặt rồi.
Thấy
tôi, Sư Cụ bèn nhoẻn cười, nhỏ nhẹ nói:
-
Con ra bàn tiếp tân đi. Đằng đó đang thiếu người. Ở đây đã có mấy
chị Phật tử quen việc rồi. Cứ để các chị thong thả làm.
Nghe
Sư Cụ nói, tôi tỉnh cả người ông ạ. Tôi vội chắp tay, vái Sư Cụ rồi
ra phía tiếp tân, để phụ tiếp nước. Chỗ đó chiến sự cũng nóng bỏng
ông ạ.
Tôi
trêu chị bạn:
- Ở
chùa mà các bà ví như chiến sự, nên chỗ nào cũng kêu nóng bỏng cả.
Chị
bạn tôi lại vênh mặt, cãi.
-
Đàn ông các ông thì biết chuyện gì. Tôi gặp Sư Cụ đã một vài lần,
thấy Sư Cụ hiền khô. Vậy nhưng bữa đó đứng tiếp nước một hồi, mà
nghe các Phật tử dèm pha về Sư Cụ như tằm ăn rỗi.
-
Nói xấu Chư Tăng là tạo nghiệp đó bà? Chồng chị bạn từ đầu chỉ
ngồi gà gật nghe chuyện, thấy vợ nói vậy, bèn nhổm lên nói.
Chị
bạn tôi quay sang, nguýt chồng, nói:
-
Ông không phải nhắc. Tôi đâu có điên mà đi nói xấu Chư Tăng. Nhưng bữa
đó, nghe những người đến giúp Pháp sự, người thì nói Sư Cụ nhìn
thế thôi, nhưng dữ lắm; Kẻ lại bảo: Sư Cụ tu Thiền nhưng nóng như
lửa. Hễ làm chuyện gì không đúng hay không kịp, hoặc ai đó chậm hiểu
là bị Sư Cụ mắng tới tấp luôn. Nhiều người còn bảo: Sư nóng tính như
thế thì làm sao thuyết pháp…v.v…?
Tôi
hỏi chị bạn:
-
Vậy bữa đó bà nói sao?
Chị
bạn tôi lại vênh mặt, mắng:
-
Ông cũng hâm nốt. Ai nói mặc ai. Bước chân vào tới chùa, mà còn đàm
tiếu người nọ, người kia, rồi chán chê chuyện người lại lôi cả Chư
Tăng ra đàm tiếu.
Chồng
chị bạn nhìn vợ tưng tửng nói:
-
Cũng phải có lửa mới có khói chứ?
Chị
bạn tôi nguýt chồng:
-
Ông chỉ được cái võ đoán. Khuyên ông năng đi chùa để học Đạo thì ông
cứ chối đây đẩy. Về phép mấy lần, bảo ông đến chùa, giúp làm Pháp
sự, ông cũng không đến.
(còn tiếp)
0 Kommentare:
Đăng nhận xét