"Bệnh từ
miệng vào, họa từ miệng ra. Khi một điều bất hạnh đến với ta, thân và tâm ta đều
bị nhức nhối, giống như bị mũi kim độc chích. Khi thân ta bị độc, ta dùng y
dược để trị, nhưng khi tâm ta bị độc dẫu thần y Hoa Đà tái thế cũng không chữa
được, mà ta phải tự ta chữa lấy với một sức mạnh phi thường, sức mạnh đó phát
xuất từ trí tuệ..."
Tác giả: Quang Trường
Đệ tử
Phật có 4 chúng: 2 chúng xuất gia (Tăng Ni), 2 chúng tại gia (Ưu bà tắc, Ưu bà
di hay còn gọi là cận sự nam, cận sự nữ).
Phật tử
tại gia vì thiếu phước, gia duyên ràng buộc nên không thoát ra khỏi 3 căn nhà :
- Căn
nhà thế tục.
- Căn
nhà phiền não
- Căn
nhà tam giới
Nhưng hàng
cư sĩ tại gia cũng là con Phật, đã thọ Tam qui Ngũ giới, hay Bồ tát giới, và
nguyện hành thập thiện, do vậy chúng ta cũng phải văn, tu, tư, hộ pháp và
phát bồ đề tâm.
Nhờ có
văn, tu, tư chúng ta trải nghiệm được trong cuộc sống hằng ngày qua thân, khẩu,
ý: gốc tạo ra nghiệp chướng.
Trong
thập thiện nghiệp bao gồm:
- Thân
có 3 là: không sát sanh, không trộm cướp, không dâm dục
- Khẩu
có 4 là: không nói dối, không nói lời thêu dệt, không nói lưỡi hai chiều,
không nói lời hung ác.
- Ý có
3 là: không tham lam, không giận hờn, không si mê
Bệnh từ
miệng vào, họa từ miệng ra. Khi một điều bất hạnh đến với ta, thân và tâm ta đều
bị nhức nhối, giống như bị mũi kim độc chích. Khi thân ta bị độc, ta dùng y
dược để trị, nhưng khi tâm ta bị độc dẫu thần y Hoa Đà tái thế cũng không chữa
được, mà ta phải tự chữa lấy với một sức mạnh phi thường - sức mạnh đó phát
xuất từ trí tuệ.
Muốn có
trí tuệ chúng ta phải thân cận các bậc Thiện tri thức, Chư Tăng Ni, nhất là các
Ôn để chúng ta học thân giáo của các Ngài qua tứ uy nghi: nói năng, đi đứng, nằm,
ngồi. Nhờ vậy ta thâm nhập được kinh tạng, tâm ta được soi sáng, ta am hiểu được
sinh, lão, bệnh, tử từ đâu đến và đi về đâu?
Cái gì
theo ta như bóng với hình khi ta nhắm mắt xuôi tay? – Đó là nghiệp lực!
Lầu son
gác tía, tiền tài danh vọng, chồng, vợ đẹp, con ngoan...vv... tất cả đều bỏ lại,
kể cả hạt nút áo khi đậy quan tài.
Nhờ hiểu được như vậy ta buông bỏ vạn duyên, sống
với cuộc sống tri túc, tiện túc, hà thời túc (biết đủ là đủ) và thực hành
hạnh từ bi hỉ xả, năng cúng dường, bố thí, phổ độ chúng sanh...
Tự
giác, giác tha, giác hạnh viên mãn
Ta trở
về tâm ta
Từng
sát na hớn hở
Ôi tâm
kinh ngọc ngà
Khúc
trường ca tự tại.
05.12.2013
- Quang Trường
0 Kommentare:
Đăng nhận xét