Thứ Tư, 12 tháng 11, 2014

Khai Thị Niệm Phật Của Ngẫu Ích Đại Sư


http://phatgiaoaluoi.com/uploads/news/2012_10/niemphat.jpgNgài lại dạy: Pháp môn Tịnh độ không có gì kì lạ, chủ yếu chỉ là tin sâu, nguyện tha thiết và nổ lực hành trì. Chỉ e rằng, người mới có được chút ít niềm tin cao quý và sự an ổn, rồi thủ đắc mà buông bỏ niệm. Nếu ngày đêm quyết định lấy mười vạn, hoặc ba vạn hay năm vạn niệm làm tiêu chuẩn, niệm không thiếu, thề nguyện suốt đời không thay đổi mà khi lâm chung không được vãng sanh thì ba đời chư Phật thành vọng ngữ


 ĐẠI SƯ NGẪU ÍCH
Tổ liên tông thứ chín – đời Minh
Trích từ: Ngôn Hạnh Cao Đẹp Của 13 Vị Tổ Liên Tông
Nguyên tác: Lương Vĩnh Khang
Việt dịch: Thích Nguyên An


Sáu Pháp Ba La Mật là con đường mà người con Phật phải đi qua, được sư khai thị như sau:
- Chơn thật niệm Phật, buông xả thân tâm thế giới, tức là đại bố thí.
- Chơn thật niệm Phật, không sanh khởi tham sân si, tức là đại trì giới.
- Chơn thật niệm Phật, không chấp nhơn ngã thị phi, tức là đại nhẫn nhục.
- Chơn thật niệm Phật, liên tục không để gián đoạn, tức là đại tinh tấn.
- Chơn thật niệm Phật, không tán loạn vọng tưởng, tức là đại thiền định.
- Chơn thật niệm Phật, rõ biết, không bị các duyên làm mê hoặc, tức là đại trí tuệ.
Chúng ta thử tự kiểm điểm, nếu đối với thế giới thân tâm mà chưa buông xả, niệm tham sân si còn hiện khởi, tâm còn đeo mang nhân ngã thị phi, vọng tưởng lăng xăng chưa trừ diệt, tâm trí mê hoặc rẽ theo pháp khác thì không thể gọi là người chơn thật niệm Phật.
Sư lại dạy:
Người tín nguyện trì danh, nếu nghiệp chướng tiêu trừ, mang nghiệp vãng sanh thì liền sanh cõi Phàm thánh đồng cư tịnh độ.
Người tín nguyện trì danh, nếu đoạn tận kiến hoặc, tư hoặc mà vãng sanh thì liền sanh cõi Phương tiện hữu dư tịnh độ.
Người tín nguyện trì danh, nếu phá trừ một phần vô minh mà vãng sanh thì liền sanh cõi Thật báo trang nghiêm tịnh độ.
Người tín nguyện trì danh, nếu trì đến chỗ cứu cánh, đoạn tận vô minh mà vãng sanh thì liền sanh cõi Thường tịch quang tịnh độ. Cho nên trì danh niệm Phật có khả năng sanh lên bốn cõi, thật chính xác không sai.

Ngài lại dạy: Pháp môn Tịnh độ không có gì kì lạ, chủ yếu chỉ là tin sâu, nguyện tha thiết và nổ lực hành trì. Chỉ e rằng, người mới có được chút ít niềm tin cao quý và sự an ổn, rồi thủ đắc mà buông bỏ niệm. Nếu ngày đêm quyết định lấy mười vạn, hoặc ba vạn hay năm vạn niệm làm tiêu chuẩn, niệm không thiếu, thề nguyện suốt đời không thay đổi mà khi lâm chung không được vãng sanh thì ba đời chư Phật thành vọng ngữ. Một khi đã vãng sanh thì vĩnh viễn không thối chuyển, thấu rõ được tất cả các Pháp. Phải tránh lối tu theo kiểu hôm nay Trương tam, ngày mai Lý tứ (người tu lúc này lúc nọ)… Tu hành như thế làm sao biết được trì danh hiệu A di đà Phật đến chỗ cứu cánh thì ba tạng, mười hai bộ Kinh, tất cả giáo lý đều ở trong này. Một ngàn bảy trăm công án thiền cũng nằm trong này. Ba ngàn oai nghi, tám muôn tế hạnh, ba tụ tịnh giới cũng ở trong đây.


0 Kommentare:

New Comments

Chia Sẻ

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites